Cho hỗn hợp gồm BaO, FeO, Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 2 : 1 vào nước dư thu được chất rắn A. Dẫn H2 có dư đi qua A ở nhiệt độ cao được chất rắn B. B chứa ?
A. Fe B. Al và Fe C. Fe và Al2O3 D. FeO
BaO + H2O —> Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Al2O3 —> Ba(AlO2)2 + H2O
—> A chứa FeO.
FeO + H2 —> Fe + H2O
—> B chứa Fe.
Cho m gam bột sắt tác dụng với dung dịch A gồm AgNO3, Cu(NO3)2 thì thu được chất rắn B và dung dịch C. Cho C tác dụng với NaOH dư, không có không khí thu được a gam kết tủa gồm 2 hidroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được b gam rắn. biết các phản ứng hoàn toàn. CMR: m = 8,575b – 7a
Hỗn hợp Z chứa 3 axit cacboxylic: A là CnH2n + 1COOH, B là CmH2m + 1COOH và D là CaH2a – 1COOH (với n, m, a: nguyên dương và m = n + 1). Cho 74 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 101,5 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam Z thu được 11,2 lít CO2 (đktc).
Cho một lượng dung dịch muối natrihalogenua (NaX) 50% tác dụng vừa đủ với một lượng dung dịch AgNO3 40% thu được một kết tủa và dung dịch A có nồng độ 18,074%. Xác định muối NaX. (Có thể thay Na bằng K, Mg, Al).
Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm etilen và axetilen vào 300 ml dung dịch Br2 1M (trong dung môi CCl4) thấy khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam, đồng thời không thấy khí thoát ra. Tính khối lượng từng sản phẩm tạo thành, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hợp chất M (tạo bởi hai nguyên tố A, B) có dạng A2B. Tổng số proton trong M là 54. Số hạt mang điện trong A gấp 1,1875 lần số hạt mang điện trong B. Tìm công thức hóa học của M
Nung KMnO4 sau một thời gian thu được chất rắn X và khí oxi. Toàn bộ lượng khí này đốt cháy hết hỗn hợp Mg và Fe thì thu được hỗn hợp Y gồm các oxit. Cho luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp Y đun nóng cho phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Z. Xác định X, Y, Z và viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Rót 1-2 ml dung dịch X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1-2 ml dung dịch Na2CO3 đặc. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm, thấy ngọn lửa vụt tắt. Chất X là
A. anđehit fomic. B. ancol etylic.
C. axit axetic. D. phenol.
Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6-6, tơ axetat, tơ capron, tơ olon, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
B. Tơ tằm và tơ olon.
C. Tơ nilon-6-6 và tơ capron.
D. Tơ visco và tơ axetat.
X là este hai chức, Y, Z là hai este đều đơn chức (X, Y, Z đều mạch hở và MZ > MY). Đun nóng 5,7m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol Z lớn hơn số mol của X) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp muối G. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 17,12 gam; đồng thời thoát ra 5,376 lít khí H2 (đktc). Nung nóng G với vôi tôi xút, thu được duy nhất một hiđrocacbon đơn giản nhất có khối lượng là m gam. Khối lượng của X có trong hỗn hợp E là
A. 5,28 gam. B. 11,68 gam. C. 12,8 gam. D. 10,56 gam.
Peptit X có công thức cấu tạo là NH2-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được đipeptit Gly-Ala.
B. X có tham gia phản ứng màu biure.
C. X tác dụng với NaOH loãng, đun nóng thu được 2 muối hữu cơ.
D. Kí hiệu của X là Ala-Ala-Gly.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến