Cho hỗn hợp gồm oxi và ozon, sau một thời gian thì ozon bị phân hủy hết thành oxi (2O3 –> 3O2) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít. Tìm thể tích ozon trong hỗn hợp ban đầu
nO3 = x
2O3 —> 3O2
x……………1,5x
—> Thể tích tăng = 1,5x – x = 2 —> x = 4 lít
Hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit adipic, axit axetic, vinylbenzen và glixerol (trong đó hidro chiếm 7,63% khối lượng hỗn hợp). Đốt cháy hoàn toàn 16,5 gam hỗn hợp X bằng oxi dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,63 mol Ba(OH)2, thu được 84,71 gam kết tủa và dung dịch Z tác dụng được với NaOH. Mặt khác, nếu tách lấy hỗn hợp T (gồm vinylbenzen và glixerol trong X) đem đốt cháy hoàn toàn thì số mol khí O2 phản ứng gấp 6,75 lần số mol T. Cho 16,5 gam hỗn hợp X tác dụng với 130ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Tìm m?
A. 13,63. B. 15,87. C. 12,36. D. 14,44
Nhiệt phân 100 gam hỗn hợp rắn gồm KClO3 và KMnO4, sau một thời gian thu được khí A và 95,2 gam chất rắn. Cho toàn bộ khí A sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp rắn X gồm Cu, Al đun nóng, thu được hỗn hợp rắn Y nặng 16,6 gam. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thu được 4,48 lít NO2 (đktc) và dung dịch Z chứa Al(NO3)3, Cu(NO3)2, H2O và axit dư. Tính khối lượng của từng kim loại trong X?
Nhiệt phân hoàn toàn 31,6g KMnO4 thu được V lít khí O2 ở đktc.
a. Tính V?
b. Tính khối lượng S cần để phản ứng hết với lượng O2 trên?
Để khử hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 cần dùng vừa đủ V lít khí H2 (đktc), thu được 6,08 gam chất rắn khan. Giá trị của V là
A. 1,344. B. 2,240. C. 2,688. D. 1,792.
Hiđro hóa hoàn toàn m gam triolein cần dùng tối đa 0,15 mol H2 (Ni, t°). Giá trị m là
A. 44,2. B. 44,5. C. 42,1. D. 42,9.
Cho dãy các chất: CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X đơn chức, mạch hở cần dùng 0,6 mol O2, thu được CO2 và 7,2 gam H2O. Tổng số nguyên tử có trong este X là
A. 14. B. 11. C. 17. D. 15.
Cho các nhận định sau: (a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. (b) Glucozơ và saccarozơ đều cho được phản ứng tráng bạc. (c) Polietilen và poli(metyl metacrylat có cùng thành phần nguyên tố. (d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. Số nhận định đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3. (b) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm. (c) Đốt cháy bột Al trong khí Cl2. (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (e) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá học là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4. (c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3. Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (b). B. (a). C. (c). D. (d).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến