Cho hỗn hợp rắn A gồm KCl và KBr tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO3 phản ứng. Phần trăm khối lượng của KCl trong A là
A. 28,94%. B. 24,98%. C. 29,84%. D. 24,89%.
Tự chọn nA = 1 gồm KCl (a) và KBr (b)
—> a + b = 1
nAgNO3 = 1 —> 143,5a + 188b = 1.170
—> a = 36/89 và b = 53/89
—> %KCl = 29,84%
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H4O2 tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng tạo muối của axit cacboxylic. Số công thức cấu tạo của X thõa mãn là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I=5A trong thời gian t giây, thu được dung dịch X vẫn còn màu xanh và có khối lượng giảm 14,0 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của t là:
A. 6948 B. 6369 C. 6755 D. 6176
Cho 22,2 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chứa một muối duy nhất và m gam một kim loại duy nhất. Gía trị của m là
A. 14,8 B. 12,6 C. 23,8 D. 19,2
Viết phương trình chứng tỏ rằng :
A. Clo vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
B. Axit clohidric là chất khử. Axit clohidric là chất oxi hóa.
C. Tính oxi hóa của Flo > Clo > Brom > Iot.
Khi cho 1,2 mol khí A gồm metan, etilen, axetilen và H2 vào dung dịch Br2 dư thấy có 80g brom đã phản ứng và còn lại 20,16 lít hỗn hợp khí B thoát ra ( đktc), tỉ khối của hỗn hợp so với H2 là 16/9. Mặt khác khi nung 1,2 mol hỗn hợp A với bột Niken làm xúc tác, sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp khí D, bằng phương pháp thích hợp tách được hỗn hợp D thành hỗn hợp X ( gồm các khí không làm mất màu dung dịch brom) và hỗn hợp Y ( gồm các khí không làm mất màu dung dịch nước brom). Biết phân tử khối trung bình của hỗn hợp Y là 26,8. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí của mỗi khí có trong hỗn hợp D.
Nung nóng a mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm: H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng 18,2 gam và còn lại hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 29,12 lít khí O2 (đktc). Giá trị của a là
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.
Điện phân dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện không đổi, điện cực trơ. Khối lượng catot (m gam) tăng biểu diễn theo thời gian điện phân (t giây) như đồ thị
Giả thiết hiệu suất điện phân là 100% và kim loại đều bám vào catot. Giá trị của x là
A. 12,9 B. 16,2. C. 10,8 D. 9,6
Hoà tan a gam hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO và 2 oxit kim loại kiềm A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thấy có 4 gam chất rắn không tan. Nếu thêm vào hỗn hợp 1 lượng Al2O3 = 3/4 lượng có trong X rồi đem hoà tan vào nước thì thấy có 6,55 gam chất rắn không tan, còn nếu thêm 1 lượng Al2O3 bằng lượng Al2O3 có trong X thì có 9,1 gam chất rắn không tan. Lấy 1 trong các dung dịch đã phản ứng hết kiếm ở trên cho sục khí CO2 đến dư để tất cả Al(OH)3 kết tủa, lọc bỏ kết tủa cô cạn nước lọc thì thu đc 24,99 gam muối cacbonat và hidrocacbonat. Biết khi cô cạn đã có 50% muối hidrocacbonat của kim loai A và 30% muối hidrocacbonat của kim loại B đã chuyển thành muối trung hoà Xác định 2 kim loại kiềm và phần trăm về khối lượng các chất trong X
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH, thu được muối Y và hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức là Z và T có cùng số nguyên tử hiđro (MZ < MT). Axit hóa Y thu được hợp chất hữu cơ E đa chức. Cho các phát biểu sau đây: a) Đề hiđrat hóa Z (xt H2SO4 đặc, 170°C), thu được anken. b) Nhiệt độ sôi của chất T cao hơn nhiệt độ sôi của etanol. c) Phân tử chất E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi. d) X có hai công thức cấu tạo thoả mãn. e) Từ Z có thể tạo ra T bằng một phản ứng. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri linoleat. Đốt cháy m gam X thu được 275,88 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với 88 gam brom trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 96,80. B. 97,02. C. 88,00. D. 88,20.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến