Cho kim loại M và các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau: M + Cl2 → X; X + dung dịch Ca(OH)2 (dư) → Y; Y + CO2 (dư) + H2O → Z↓. Các chất X và Z lần lượt là
A. FeCl3 và Fe(OH)3. B. AlCl3 và CaCO3.
C. AlCl3 và Al(OH)3. D. NaAlO2 và Al(OH)3.
M: Al
X: AlCl3
Y: Ca(AlO2)2
Z: Al(OH)3
Sục 6,72 lít CO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 1M và Ba(OH)2 0,8M. Sau khi phản ứng kết thúc lọc bỏ kết tủa thu dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch X đến khi bắt đầu có khi thoát ra thì đã dùng V ml. Gía trị V là:
A. 100 B. 80 C.60 D.120
Hòa tan hoàn toàn 25,87 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe(NO3)3 và Al trong dung dịch HCl, thu dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Nhúng thanh Fe vào dung dịch X, thấy thoát ra 0,896 lít H2, đông thời khối lượng thanh Fe giảm 4,2 gam. Mặt khác, cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt oxi), thu 18,29 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- trong các quá trình trên. Gía trị gần nhất của m là:
A. 165 B. 155 C. 150 D. 160
X là một este đơn chức, Y là este thuần chức mạch hở, không phân nhánh và chỉ tạo từ một ancol duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y cần vừa đủ 1,205 mol O2, thu được 46,64 gam CO2 và 10,62 gam H2O. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH 7,7%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m + 6,42 gam rắn Z (gồm 3 muối, có hai muối cùng số C) và 153,58 gam chất lỏng T. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong Z có giá trị gần nhất với A. 43% B. 27% C. 29% D. 41%
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí metylamin vào dung dịch axit axetic. (b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch lòng trắng trứng, đun nóng. (c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng. (d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin. (e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic. (g) Cho dung dịch fructozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm etylen, metylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol X và y mol Y cần dùng vừa đủ 0,9 mol O2, sản phẩm cháy gồm H2O; 0,1 mol N2 và 0,74 mol CO2. Mặt khác, khi cho x mol X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 180. B. 200. C. 240. D. 220.
Hoà tan hết 30,85 gam hỗn hợp X gồm KBr và KI vào nước được dung dịch Y. Cho brom tác dụng vừa đủ với dung dịch Y, thu được dung dịch chứa 23,8 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2. (b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (c) Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3. (d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư. (e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (g) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. B. 3. C. 2. D. 5.
Cho 23,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 30,9% về khối lượng) tan hết vào nước dư thu được dung dịch Y và 4,48 lít H2 (đktc). Cho từ từ đến hết 640 ml dung dịch HCl 1,25M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 13,00. B. 12,48. C. 10,92. D. 11,70.
Cho m gam hỗn hợp X gồm đimetyl oxalat, phenyl axetat và etyl acrylat tác dụng tối đa với 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 21,74 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 11,44 gam CO2 và 7,74 gam H2O. Giá trị của m là
A. 19,16. B. 18,44. C. 18,86. D. 19,52.
Hỗn hợp X gồm etylen, propilen, axetilen, vinylaxetilen có tỉ khối so với He bằng 8,5. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 0,35 mol O2, thu được CO2 và H2O. Nếu để làm no hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 0,24. B. 0,18. C. 0,20. D. 0,15.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến