Cho lần lượt các chất sau: BaO, Mg, Fe, Na và AgNO3 vào lượng dư dung dịch FeCl3. Số trường hợp thu được kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Có 3 trường hợp thu được kết tủa:
BaO + H2O —> Ba(OH)2
Ba(OH)2 + FeCl3 —> BaCl2 + Fe(OH)3
Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + FeCl3 —> NaCl + Fe(OH)3
AgNO3 + FeCl3 —> AgCl + Fe(NO3)3
Mg và Fe không tạo kết tủa:
Mg + FeCl3 —> FeCl2 + MgCl2
Fe + FeCl3 —> FeCl2
Nhận định nào sau đây sai?
A. Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong dung dịch HCl loãng dư.
B. Hỗn hợp chứa Na và Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong nước dư.
C. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.
D. Cho BaO vào dung dịch CuSO4, thu được 2 loại kết tủa.
Nung nóng hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và Fe2O3 trong khí trơ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 12,0 gam, đồng thời thoát ra 2,016 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tác dụng hết với dung dịch HCl loãng, dư thu được 7,728 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 25,6%. B. 37,1%. C. 34,1%. D. 49,5%.
Hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840 ml (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,26 B. 6,26. C. 8,25. D. 7,25.
Cho 56,36 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)3, FeCl2 và Fe3O4 vào dung dịch chứa 1,82 mol HCl được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm 0,08 mol NO và 0,06 mol N2O. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,045 mol NO (sản phẩm khử duy nhất) đồng thời thu được 298,31 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch Y thì thu được 97,86 gam muối. Phần trăm khối lượng FeCl2 trong X là?
A. 31,55% B. 27,04% C. 22,53% D. 33,8%
Cho 23,52g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Cho tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dung dịch A. Lấy 1/2 dung dịch A, cho dung dịch NaOH cho đến dư vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 15,6 gam. 1. Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp. 2. Tính nồng độ mol/l các ion (trừ ion H+, OH-) trong dung dịch A.
Oxi hóa anđehit OHCCH2CH2CHO trong điều kiện thích hợp thu được hợp chất hữu cơ X. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol X và 1 mol ancol metylic với xúc tác H2SO4 đặc thu được 2 este Z và Q (MZ < MQ) với tỷ lệ khối lượng mZ : mQ = 1,81. Biết chỉ có 72% ancol chuyển thành este. Số mol Z và Q lần lượt là
A. 0,36 và 0,18 B. 0,48 và 0,12
C. 0,24 và 0,24 D. 0,12 và 0,24
Hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và (trong đó oxi chiếm 21,951% khối lượng hỗn hợp). Dẫn 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ chứa 32,8 gam X, nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 122,7 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với He là 8,375. Số mol HNO3 phản ứng là.
A. 1,7655. B. 1,715. C. 1,825. D. 1,845
Cho m gam hỗn hợp E gồm X, Y, T, trong đó X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY). T là este tạo bởi X, Y và 1 ancol no 2 chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2 dư thu được a mol CO2 và (a – 0,49) mol H2O (biết a < 1,65). Mặt khác m gam E tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 54 gam Ag. Khi cho m gam E tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
A. 70,6 gam B. 76,5 gam C. 81,4 gam D. 77,2 gam
Hợp chất A có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với dung dịch NaOH. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong A là: 68,852 %C; 4,918 %H, còn lại là phần trăm oxi. Tỷ khối hơi của A so với hidro nhỏ hơi 100. Cho 29,28 gam hỗn hợp B gồm tất cả các đồng phân cấu tạo của A thỏa mãn dữ kiện đề bài, có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 38,4 B. 41,76 C. 36,96 D. 40,68
Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến