Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã phơi bày được nỗi thống khổ của nhân dân do thiên tai. Thật vậy, em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Nỗi đau khổ cùng cực của những người dân lam lũ trong cảnh thiên tai. Khung cảnh thiên tai được khắc họa vô cùng chân thực cho thấy thiên tai, thời tiết khắc nghiệt. Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to quá, mưa tầm tã trút xuống, nước cuồn cuộn bốc lên. Và trong tình cảnh thiên tai khốn cùng ấy, hình ảnh nhân dân thống khổ đã hiện lên vô cùng chân thực và sinh động. Nhân dân lao động hàng trăm con người, suốt từ chiều đến đêm, người nào người nấy đều ra sức giữ gìn khúc đê sắp vỡ, người nào người nấy đều bị ướt lướt thướt như chuột lột vô cùng thảm thương. Họ đứng trước nguy cơ mất đi tính mạng, nhà cửa và tính mạng bất cứ lúc nào. Hình ảnh thiên nhiên dữ dội, điên cuồng đối lập với hình ảnh chống chọi lại của những người dân lao động bé nhỏ. Họ đang dần rơi vào tình cảnh thế cùng lực kiệt, không còn chống đỡ nổi nữa, và khúc đê này sắp vỡ. Hình ảnh của họ được nhà văn khắc họa tựa như những con kiến, con sâu bé nhỏ với số phận cực khổ, lầm than. Cùng với đó, quan cha mẹ chẳng thèm quan tâm đến sự sống chết của những người dân bé nhỏ ấy. Và cuối cùng, hậu quả là đê vỡ, nhân dân ngập lụt khốn khổ, người chết, mất tích, tình cảnh thảm sầu tột cùng. Tóm lại, tình cảnh thống khổ của nhân dân lao động do thiên tai đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động.
**** câu bị động được in đậm