Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HCl 18,25% vừa đủ được dung dịch A và H2. Thêm m gam Na vào dung dịch A thu được 3,51 gam kết tủa. Khối lượng của dung dịch A là:
A. 70,84 gam B. 74,68 gam
C. 71,76 gam D. 80,25 gam
Dung dịch A chứa nAlCl3 = nAl = m/27
nNaOH = nNa = m/23
Dễ thấy m/23 < 3m/27 nên Al3+ chưa kết tủa hết
—> nAl(OH)3 = m/3.23 = 0,045
—> m = 3,105
—> nHCl = 3m/27 = 0,345; nH2 = nHCl/2 = 0,1725
—> mddHCl = 69
mddA = m + mddHCl – mH2 = 71,76
các sản phẩm thu được khi đốt 3g axit hữu cơ X được dẫn qua lần lượt bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch NaOH.Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8g và bình 2 tăng 4,4g.CTCT của X là
Trộn m gam dung dịch AlCl3 13,35% với x gam Al2(SO4)3 17,1% thu được 350 gam dung dịch A trong đó số mol ion clorua bằng 1,5 lần số mol ion sunfat. Thêm 81,515 gam Ba vào dung dịch A thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 75,38 B. 70,68
C. 84,66 D. 86,28
Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ, có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là
A.4. B. 2. C. 3. D. 5.
Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
A. CH2=C(CH3)2. B. CH2=CH2.
C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH3-CH=CH-CH3.
Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau: Benzen → Nitrobenzen → Anilin
Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là
A. 186,0 gam B. 111,6 gam C. 55,8 gam D. 93,0 gam
Cho m gam hỗn hợp Al, Al2O3, Al(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 19,6% vừa đủ thu được dung dịch X có nồng độ phần trăm là 21,302% và 3,36 lít H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch X thu được 80,37 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 25,08 gam B. 28,98 gam
C. 18,78 gam D. 24,18 gam
Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là
A. C2H4. B. CH4.
C. C2H6. D. C2H2.
Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)
A.CH4 và C3H6. B. C2H6 và C3H6.
C. CH4 và C3H4. D. CH4 và C2H4.
Cho 7,872 gam hỗn hợp X gồm K và Na vào 200ml dung dịch Al(NO3)3 0,4M thu được 4,992 gam kết tủa. Phần trăm số mol K trong hỗn hợp X là
A. 46,3725% B. 48,4375%
C. 54,1250% D. 40,3625% hoặc 54,1250%
Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 16,0. B. 3,2. C. 8,0. D. 32,0.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến