Cho m gam Al vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí H2. Mặt khác, cho m gam Al vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được v lít khí SO2. Tìm quan hệ giữa V và v.
Bảo toàn electron:
+ Với H2SO4 loãng dư —> 3nAl = 2nH2
+ Với H2SO4 đặc nóng dư —> 3nAl = 2nSO2
—> nH2 = nSO2 —> V = v
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn và dòng điện có cường độ ổn định) dung dịch chứa x mol CuSO4 và 2y mol KCl cho tới khi nước điện phân ở cả hai cực. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với bột nhôm dư, thấy thoát ra x mol H2. Mối quan hệ giữa x và y là
A. x = 0,75y. B. x = 1,5y.
C. x = 1,25y. D. x = y.
Trong các chất: BaI2, HBr, C12H22O11 (saccarozơ), NaNO3, CH3COONH4, HCOOH, CH3CHO và KOH, số chất thuộc loại chất điện li mạnh là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Trong phòng thí nghiệm của trường chỉ có các hóa chất Fe2O3, Fe3O4, Cu, Fe, dung dịch NaOH, H2SO4 loãng, BaCl2, CaCO3, H2SO4 đặc, quỳ tím, C12H22O11 (đường saccarozơ). Một bạn học sinh đang muốn làm thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc. Em hãy giúp bạn chọn ra những thí nghiệm cần làm?
Cho các phát biểu sau: (a) Polietilen, poli(metyl metacrylat) và poli(acrilonitrin) đều được dùng làm chất dẻo. (b) Trong thành phần của gạo nếp lượng amilopectin rất cao nên gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ. (c) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, màu trắng dễ tan trong nước. (d) Anbumin là protein hình cầu, không tan trong nước. (e) Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. (g) Thủy phân hoàn toàn peptit trong dung dịch HCl dư, thu được các α-amino axit. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Có m gam hỗn hợp R muối gồm NaCl, NaBr và NaI. Người ta chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau;
(Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, không có sự hao phí trong các quá trình, các khí dễ bay hơi đều bay hơi hoàn toàn nhưng không xảy ra quá trình thăng hoa )
Cho este đa chức mạch hở X (có công thức phân tử C7H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ (Z tham gia phản ứng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa). Nung Y với NaOH có xúc tác CaO thì thu được khí T, đem đốt T rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư không thu được kết tủa. Số hợp chất của X phù hợp với các tính chất trên là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Hỗn hợp X gồm C3H8, C3H6 và C3H4. Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol X, cần dùng vừa đủ 17,36 lít không khí (đktc, 20% O2 và 80% N2 theo thể tích) thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Tính m.
Hòa tan hết 0,24 mol hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaNO3 và 0,42 mol H2SO4 (loãng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat có tổng khối lượng là 52,976 gam và hỗn hợp khí Z gồm 0,04 mol NO, 0,032 mol N2O. Số mol NH3 hòa tan tối đa với dung dịch Y là?
Cho m gam bột Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam kim loại Cu. Giá trị của m là
A. 6,50. B. 3,25. C. 9,75. D. 13,00.
Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Al bằng dung dịch NaOH dư, thu được V lít H2. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 5,60. C. 4,48. D. 3,36.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến