Cho m gam bột Zn tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch CuSO4 thu được 4,8 gam Cu. Giá trị m là
A. 9,75. B. 6,5 C. 4,875. D. 3,25.
Zn + CuSO4 —> ZnSO4 + Cu
nZn = nCu = 0,075 —> mZn = 4,875
Dung dịch X gồm HNO3 1M và Fe(NO3)3 0,5M. Hỏi 400ml dung dịch X có thể hòa tan bao nhiêu gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:3(Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N5+)
A. 15,2 gam B. 18,24 gam C. 14,59 gam D. 21,89 gam
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng. (b) Gang để trong không khí ẩm (c) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít CuCl2. (d) Để hợp kim Fe-Mn-Cr trong không khí ẩm Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Cho hỗn hợp X gồm alanin, glyxin, lysin, valin, axit glutamic, anilin, phenol, metylamin, dimetylamin. Có bao nhiêu chất trong hỗn hợp X làm đổi màu quỳ tím:
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A chỉ gồm các ankin thu được (3a + 10,1) gam CO2 và a gam nước. Cho toàn bộ A vào lượng dư dung dịch Br2, thấy có 0,8 mol Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 15,3 B. 44,74 C. 14,55 D. 45,18
Cho các phát biểu sau: (a) Chất rắn, không màu, có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu xanh lam. (c) Phản ứng thủy phân trong môi trường axit. (d) Phản ứng tráng bạc Saccarozo và glucozo có chung tính chất hóa học nào trong các phát biểu trên:
A. 1 B. 3 C. 4. D. 2
Tiến hành bốn thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; – Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; – Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; – Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. – Thí nghiệm 5: Nhúng thanh Fe vào dung dịch AlCl3; – Thí nghiệm 6: Tôn (sắt tráng kẽm) để trong không khí ẩm. Số trường hợp sắt bị ăn mòn điện hoá là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1.
Este X đơn chức tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có công thức phân tử là C3H5O2Na và ancol Y1. Oxi hóa Y1 bằng CuO nung nóng thu được anđehit Y2. Y2 tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được số mol Ag gấp 4 lần số mol Y2. Vậy tên gọi của X là
A. etyl propionat B. metyl propionat.
C. metyl axetat. D. propyl propionat.
Thủy phân 0,25 mol saccarozơ và 0,2 mol vinylfomat trong môi trường axit với hiệu suất của phản ứng thủy phân là 60%, trung hòa lượng axit dư bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, cho vào dung dịch sau phản ứng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa Ag?
A. 116,64. B. 64,8 C. 151,2 D. 133,92
Cho m gam hỗn hợp T gồm 2 chất hữu cơ X (CnH2n+1O2N) và Y (CmH2mO4N2) (đều là muối amoni tỉ lệ mol của Y : X = 1 : 5) tác dụng với lượng vừa đủ NaOH, đun nóng, thu được 6,98 gam hỗn hợp muối Q và 1,568 lít hỗn hợp 2 khí (đktc). Cho 2m gam T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,89 gam hỗn hợp muối. phần trăm khối lượng X trong T có giá trị gần nhất với:
A. 50% B. 60% C. 70% D. 80%
X, Y, Z là ba este đơn chức, mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro (MX < MY < MZ < 86). Biết rằng Z không có phản ứng tráng gương. Trong các phát biểu sau: (a) X được điều chế trực tiếp từ axit và ancol. (b) Thủy phân Y trong môi trường axit, thu được các sản phẩm đều có phản ứng tráng gương. (c) 1 phân tử Z cộng hợp tối đa với 3 phân tử H2 khi có xúc tác Ni, đun nóng. (d) X và Y đều có phản ứng tráng gương. (e) 1 mol Z tác dụng tối đa với 1 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Số phát biểu đúng là
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến