Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 26,35 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 20,60. B. 20,85. C. 25,80. D. 22,45.
nH2O = nNaOH = 0,25
—> m = m muối + mH2O – mNaOH = 20,85
Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic 2 chức) và chất Y CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơnc hức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng vừa đủ 0,58 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là
A. 22,64 B. 24,88 C. 23,76 D. 18,56
Cho kim loại M và các hợp chất X, Y, Z thỏa mãn các phương trình hóa học sau:
(a) 2M + 3Cl2 → 2MCl3 (b) 2M + 6HCl → 2MCl3 + 3H2
(c) 2M + 2X + 2H2O → 2Y + 3H2 (d) Y + CO2 + 2H2O → Z + KHCO3
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. KOH, KAlO2, Al(OH)3.
B. KOH, KCrO2, Cr(OH)3.
C. NaOH, NaCrO2, Cr(OH)3.
D. NaOH, NaAlO2, Al(OH)3.
Cho các phát biểu sau:
(a) Cho khí H2 dư qua hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO nung nóng, thu được Fe và Cu.
(b) Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu.
(c) Cho AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được kim loại Ag.
(d) Để gang trong không khí ẩm lâu ngày có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(e) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 :1).
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(g) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Cho các chất: NaOH, Cu, HCl, HNO3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propanđial, anđehit fomic và metyl fomat cần dùng vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc), được 2,7 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 6,2 B. 4,3 C. 2,7 D. 5,1
Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 4825 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và 0,04 mol hỗn hợp khí ở anôt. Biết Y tác dụng tối đa với 0.06 mol KOH trong dung dịch. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì thu được 0,09 mol hỗn hợp khí ở hai điện cực. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trinh điện phân. Giá trị của t là
A. 5790. B. 8685. C. 9650. D. 6755.
Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Hòa tan hết 16,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,16 mol NaHSO4 và 0,24 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 6,89 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,035 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,46 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là
A. 16,89%. B. 20,27%. C. 33,77%. D. 13,51%.
Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4; (d) H3PO4 và AgNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến