Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 1,2. B. 1,56. C. 1,72. D. 1,66.
Đặt a, b là số mol Na và Ca.
nH2 = 0,04 —> nOH- = 0,08 —> nCO32- = 0,08
Sản phẩm chỉ có nCaCO3 = 0,07 —> Ca2+ hết.
Bảo toàn electron: ne = a + 2b = 0,04.2
Bảo toàn Ca: b + 0,04 = 0,07
—> a = 0,02 và b = 0,03
—> m = 1,66
cho em hỏi là sao sản phẩm chỉ có caco3 thì ca2+ hết ah
sao nOH- =0,08 lại suy ra được nCO3 2-=0,08 vậy ạ
Thực hiện phản ứng crackinh m gam n-butan, thu được hỗn hợp X chỉ có các hidrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch chứa 6,4 gam brom, thấy brom phản ứng hết và có 4,704 lít hỗn hợp Y (đktc) thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 117/7. Giá trị của m là
A. 8,12. B. 10,44. C. 8,620. D. 9,28.
Cho 3,67 gam hỗn hợp 2 halogen liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng vừa đủ với hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al thu được muối Y. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư thu được 7,99 gam kết tủa. Hai halogen này là
A. Flo và Clo B. Brom và Clo
C. Brom và Iot D. Iot và Clo
Cho các thí nghiệm sau: (1) Saccarozơ + Cu(OH)2 (2) Fructozơ + H2 (Ni, tº) (3) Fructozơ + AgNO3/NH3 dư (tº) (4) Glucozơ + H2 (Ni, tº) (5) Saccarozơ + AgNO3/NH3 dư (6) Glucozơ + Cu(OH)2 Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho Ba vào dung dịch chứa phèn chua. (b) Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3. (c) Cho Ca(OH)2 vào dung dịch chứa Mg(HCO3)2. (d) Sục khí NH3 vào dung dịch chứa hỗn hợp CuCl2 và AlCl3. (e) Cho miếng nhôm vào dung dịch NaOH dư rồi sau đó sục khí CO2 vào. Tồng số thí nghiệm có khả năng tạo hỗn hợp các chất kết tủa là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ankan đồng đẳng liên tiếp rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng 300 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được 59,1 gam kết tủa, khối lượng bình 1 tăng 20,7.
a) Xác định CTPT của 2 ankan
b) Tính % khối lượng mỗi ankan trong X
Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C2H6 thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,15. C. 0,06. D. 0,25.
Cho 5 gam hỗn hợp Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Al trong X là
A. 27,0%. B. 54,0%. C. 49,6%. D. 48,6%.
Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) thu được khí H2 ở catot. (b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu. (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa. (d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng đều hoàn toàn, giá trị của m là
A. 12. B. 10. C. 5. D. 8.
Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là
A. NaOH. B. NaHCO3. C. Ca(HCO3)2. D. Na2CO3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến