***Bài 1:
1) Nhân dân ta đã có câu: Nước mất thì nhà tan. Như vậy, ta như có thể thấy được những quyền lợi của mỗi người cũng chẳng còn. Quan niệm sống ích kỉ, thực dụng nhiều khi biến con người thành nạn nhân của chính mình. Khi mà kẻ ích kỉ hẹp hòi là kẻ suy thoái về đạo đức, sông tách rời và đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta biết bao nhiêu đời nay. Mọi người sống trong tập thể khi được hưởng thành quả của xã hội mang lại thì ta cũng phải có những trách nhiệm lớn lao để có thể xứng đáng với những thành quả đó. “Ăn cây nào rào cây ấy” ý muốn nói đến sự tránh nhiệm của con người nếu như được hiểu qua nghĩa tích cực nhất. Mỗi chúng ta sẽ không trưởng thành được nếu như cứ vân mãi mãi không ý thức được những thành quả ta đã nhận được trong Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc nhất cho mỗi con người chúng ta.
2) Lòng biết ơn từ lâu đã luôn là một trong những đạo lý của dân tộc. Thế nhưng, một số người hôm nay lại đi ngược lại với truyền thống ấy, vong ân, bội nghĩa, vô ơn với những người đã giúp ta đạt được thành công. Qua câu tục ngữ ngắn gọn, ông cha ta đã phê phán những kẻ vong ơn bội nghĩa trong xã hội, sống bội bạc với những người đã có công giúp đỡ ta. Lời phê phán này là hoàn toàn đúng đắn và giàu triết lý. Cần phải hiểu rằng, cuộc sống này vẫn luôn tồn tại muôn vàn khó khăn mà con người ta cần phải vượt qua, nếu không có sự trợ giúp hay giúp đỡ từ người khác, ta làm sao có thể tự mình vượt qua những chông gai trắc trở ấy.
3) Đây là câu tục ngữ Việt Nam, ý dạy cần phải khôn ngoan trong mọi việc, nhưng thường được dùng khi nói về những kẻ khôn vặt, chỉ nghĩ đến cái lợi của bản thân.
Ăn cỗ đi trước có nghĩa là có lợi là được ngồi chỗ tốt, được ăn thức ăn nguyên lành, đi sau thì ngồi chỗ không tốt và thức ăn có khi ăn dở còn lại dồn vào làm cỗ.
Lội nước theo sau có nghĩa là thì được cái lợi là chỗ nông chỗ sâu người đi trước đã dò sẵn cho mình, mình cứ theo chân họ mà đi, không sợ bước vào chỗ sâu đến ướt quần áo hay ngập thũm đầu.
4) Những lời khuyên dạy của cha mẹ thường được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, nên vừa có giá trị đạo đức, vừa có tác dụng thực tiễn. Những điều đó sẽ giúp ta thành đạt hơn trong cuộc sống và khi bước vào đời ta sẽ đỡ cảm thấy bỡ ngỡ và lạc lỏng hơn nữa. Cho nên nếu như con cái mà không nghe lời cha mẹ thì con cái sẽ trở thành một người hư hỏng vì không cha mẹ nào đi dạy cho con cái những điều xấu, trái đạo đức. Nhưng đôi khi, che mẹ do không nắm bắt được ước mơ, nguyện vọng của con cái nên những lời khuyên bảo của cha mẹ có lúc lại làm cho con mình không thể nào phấn đấu được.
5) Có những người chống chọi với hoàn cảnh bằng cách làm những điều trái với lương tâm, đạo đức như đi cướp bóc, buôn bán bán phép,..làm những việc gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và những người xung quanh. Họ cho rằng, chỉ cần có tiền, có được cơ hội để thoát khỏi hoàn cảnh thì việc gì họ cũng sẽ làm. Đó là những kẻ mà đã để tâm hôn mình bị vẩn đục, ô uế với những quan niệm, suy nghĩ sai trái. Ngược lại, nếu ta biết vượt lên hoàn cảnh bằng cách không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho mình một cách trong sạch, đi lên từ những bước đi nhỏ nhất , cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì chắc chắn nỗ lực của ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Vậy nên dù cho bản thân có “đói” và “rách”, thì chỉ cần một khi tâm hồn ta vẫn còn trong sạch, lòng tự trọng của ta vẫn còn vẹn nguyên để không làm những điều sai trái với tiêu chuẩn đạo đức, ta vẫn có cơ hội để tìm đến một cuộc sống mới. Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình , sẽ luôn bị bị người đời chê trách và xa lánh.
***Bài 2:
Lòng biết ơn từ lâu đã luôn là một trong những đạo lý của dân tộc. Thế nhưng, một số người hôm nay lại đi ngược lại với truyền thống ấy, vong ân, bội nghĩa, vô ơn với những người đã giúp ta đạt được thành công, bà ông cha ta đã gọi những kẻ ấy bằng câu tục ngữ “Ăn cháo đá bát “ . Câu tục ngữ có hai vế,”Ăn cháo” và “đá bát”, vế đầu tiên là chỉ sự hưởng thụ những thành quả, nhận những công lao mà người khác giúp đỡ mình , còn vế sau là chỉ sự bội bạc, vô ơn của người đã mang ơn đối với người làm ơn. Qua câu tục ngữ ngắn gọn, ông cha ta đã phê phán những kẻ vong ơn bội nghĩa trong xã hội, sống bội bạc với những người đã có công giúp đỡ ta. Lời phê phán này là hoàn toàn đúng đắn và giàu triết lý. Cần phải hiểu rằng, cuộc sống này vẫn luôn tồn tại muôn vàn khó khăn mà con người ta cần phải vượt qua, nếu không có sự trợ giúp hay giúp đỡ từ người khác, ta làm sao có thể tự mình vượt qua những chông gai trắc trở ấy. Bạn làm sao có thể nên người nếu như không có sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ? Bạn làm sao có thể tiếp nhận tri thức nếu không có thầy cô là người truyền đạt chúng? Bất kỳ một điều gì mà ta có được ngày hôm nay dù ít hay nhiều đều nhờ một phần công sức của những người xung quanh, không ai có thể tự mình mà vượt qua hết tất cả. Do đó, thử nghĩ mà xem, những kẻ vong ân bội nghĩa liệu có đáng chê trách hay không? Mỗi sự giúp đỡ ta trong cuộc sống đều xuất phát từ tình yêu thương, sự quý mến của người khác dành cho ta, họ hy vọng ta thành công, hy vọng ta sẽ được vui vẻ. Vậy nên khi ta đã có thể đạt được điều mình muốn, có những kẻ lại cố tình quay lưng đi với công lao giúp đỡ của người khác, cho rằng đó hoàn toàn là công sức của riêng bản thân mình, tự mình làm nên, cũng có những kẻ dù cũng ý thức được sự mang ơn nhưng khi chính người đó cần sự giúp đỡ ngược lại từ ta, họ lại phủ nhận sạch sẽ mối quan hệ, lạnh lùng quay lưng với người mà đã hết lòng vì mình. Điều đó không chỉ khiến cho chính bạn sẽ xấu đi ,không thể tin tưởng trong mắt người ấy và cả những người xung quanh mà còn làm cho mối quan hệ của đôi bên sẽ rạn nứt và khó có thể trở lại như trước.