I. Mở bài
1. Giới thiệu tác giả:
– Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hóa của dân tộc.
– Hồ Chí Minh để lại cho nước nhà một sự nghiệp văn học đồ sộ
2. Giới thiệu tác phẩm:
– Tác phẩm được trích trong tập thơ Nhật Kí trong tù của Bác
– Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng lớn lao của Hồ Chủ tịch
II. Thân bài
* Cảm nhận hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên
- Con người luôn hướng về thiên nhiên
- Cảnh chiều tối âm u, hiu quạnh, vắng vẻ
- Hình ảnh mang tượng trưng cho cảnh chiều tà
- Hình ảnh chòm mây gợi tả không gian mênh mông, rộng lớn
- Hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển, thơ mộng
- Qua hai câu thơ cảm nhận được ý chí, nghị lực của con người
* Cảm nhận hai câu cuối: Bức tranh đời sống
- Những hình ảnh đời sống dân dã, đời thường
- Bức tranh gần gũi, quen thuộc, mộc mạc
- Hình ảnh con người lấn át hình ảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn nhưng vắng vẻ
- Thể hiện tình yêu thương, quan tâm đến số phận của người lao động nghèo
- Ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người nghèo
- Bừng lên sức sống mãnh liệt của con người
III. Kết bài:
Nghệ thuật:
– Sử dụng từ hán ngữ
– Bút pháp ước lệ tượng trưng: lấy mây điểm trăng; lấy động tả tĩnh, lấy cảnh vật để khắc tạc thời gian, nhấn nhá nỗi niềm con người.
– Nét cổ điển xen lẫn hiện đại:
Nét cổ điển : hình ảnh thơ; ngôn ngữ thơ; thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Nét hiện đại: Không san sẻ nỗi buồn với thiên nhiên mà hòa hợp với thiên nhiên. Từ trong cái khó khăn, cơ cực mà toát lên phong thái ung dung, lạc quan cách mạng.
Nội dung
– Bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn nhưng vắng vẻ, cô quạnh
– Hình tượng con người với sức sống mãnh liệt, ung dung, tự tại giữa gông cùm, xiềng xích.