Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α-aminoaxit) mạch hở là :
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Các đồng phân của Y (5 đồng phân):
NH2-CH2-CONH-CH(C2H5)-COOH (x2)
NH2-CH2-CONH-C(CH3)2-COOH (x2)
NH2-CH(CH3)-CONH-CH(CH3)-COOH
(x2: Đảo ngược amino axit đầu bazo và đuôi axit)
Lên men m gam glucozo (hiệu suất quá trình lên men là 90%), thu được etanol và khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 sinh ra bằng nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu là 3,4 gam. Giá trị của m là:
A. 12 B. 13 C. 14 D. 15
Khi đun nóng 25,8 gam hỗn hợp ancol etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 14,08 gam este. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp đó thu được 23,4 gam H2O. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 60% B. 90% C. 75% D. 80%
Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH vừa đủ thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là :
A. 26,2 B. 24,0 C. 28,0 D. 30,2
Số amin bậc 1 chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là:
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí có trong cùng một hỗn hợp: CO, CO2, SO3, SO2, H2.
Cho 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đồng đẳng liên tiếp đi qua Al2O3, đun nóng thu được hỗn hợp Y gồm: 0,42 mol H2O; 0,27 mol 2 olefin; 0,33 mol 2 ancol dư và 3 ete có số mol bằng nhau. Biếtrằng hiệu suất tách nước tạo olefin của mỗi ancol đều như nhau. Khối lượng của 2 ancol dư có trong hỗn hợp Y gần với giá trị nào nhất
A. 17,05 gam B. 17,25 gam C. 17,75 gam D. 18,05 gam
Hấp thụ hoàn toàn 0,05 mol hidrocacbon X vào bình đựng lượng dư dung dịch brom, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,8 gam. Công thức phân tử của X là
A. C2H4. B. C4H6. C. C4H8. D. C3H6.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
(c) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(d) Nhúng thanh kim loại Fe vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.
(e) Đốt Ag2S bằng khí O2.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 4,545 gam KNO3 và a mol H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 63,325 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lit (đktc) hỗn hợp khí (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với metan bằng 38/17. Thêm dung dịch KOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Giá trị của m là
A. 34,6. B. 28,4 C. 27,2. D. 32,8.
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z, T là hai este hơn kém nhau 14u, Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MZ). Đốt cháy 11,52 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T ( số mol X gấp 2 lần số mol Y) cần dùng 0,32 mol O2. Mặt khác, để tác dụng hết 11,52 gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam hỗn hợp 3 ancol có số mol bằng nhau. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,60. B. 1,26. C. 2,82. D. 1,98.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến