Cho một lượng Ba vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 55,60 gam. B. 58,72 gam.
C. 54,06 gam. D. 50,94 gam.
nH2 = 0,2 —> nBa2+ = 0,2 và nOH- = 0,4
nAl3+ = 0,08; nCu2+ = 0,06; nSO42- = 0,18
Vậy kết tủa gồm có: BaSO4 (0,18 mol); Cu(OH)2 (0,06 mol) và Al(OH)3.
Dễ thấy nOH- > 2nCu2+ + 3nAl3+ nên Al(OH)3 bị hòa tan một phần.
nOH- = 0,4 = 0,06.2 + 0,08.4 – nAl(OH)3
—> nAl(OH)3 = 0,04
—> m↓ = 50,94
Đun nóng 7,2 gam este A với dung dịch NaOH dư, phản ứng kết thúc thu được glixerol và 7,9 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ hỗn hợp muối đó tác dụng với H2SO4 loãng thu được 3 axit hữu cơ no đơn chức mạch hở D, E, F. Trong đó E, F là đồng phân của nhau; E là đồng đẳng kế tiếp của D. Xác định công thức cấu tạo của 3 axit; công thức cấu tạo có thể có của este A.
Có hỗn hợp M gồm hai este A và B. Cho a gam hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, sau phản ứng thu được b gam ancol D và 2,688 gam hỗn hợp muối kali của hai axit hữu cơ đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đem nung tất cả hỗn hợp muối trên với lượng dư vôi tôi xút đến phản ứng hoàn toàn thì nhận được 0,672 lít hỗn hợp khí E (đktc). Đem đốt cháy toàn bộ lượng ancol D ở trên, thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng tương ứng là 44:27. Mặt khác cho tất cả sản phẩm cháy trên hấp thụ hết với 45 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thì nhận được 2,955 gam kết tủa. Xác định công thức cấu tạo có thể có của các este A, B và tính các giá trị a,b.
Đốt cháy 19,04 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2, thu được 32,50 gam rắn X (không thấy khí thoát ra). Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,8 mol HCl loãng, thu được a mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 28,0 gam rắn khan. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 162,54 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,18 B. 0,12. C. 0,16. D. 0,14.
Hòa tan hết 31,47 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, ZnCO3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,585 mol H2SO4 và 0,09 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 79,65 gam các muối trung hòa và 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 76,4 gam. Phần trăm khối lượng của Zn đơn chất trrong hỗn hợp X là
A. 39,2%. B. 35,1%. C. 43,4%. D. 41,3%.
Điện phân dung dịch X gồm x mol KCl và y mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng xốp), khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân thu được dung dịch Y (làm quỳ tím hóa xanh), có khối lượng giảm 2,755 gam so với khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 2,32 gam kết tủa.Tỉ lệ x:y là
A. 3 : 4 B. 4 : 3 C. 5 : 3 D. 10 : 3
Cho 4,48 lít khí CO (đktc) đi qua m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với He bằng 9,8. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,2 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa 47,1 gam muối. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 32,95%. B.57,33%. C. 38,22%. D. 39,54%.
Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 47,477. B. 43,931. C. 42,158. D. 45,704.
Nung nóng 58,32 gam hỗn hợp gồm Al, Fe2O3 và CuO trong bình kính đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 0,06 mol H2 và còn lại 15,84 gam chất rắn. Phần 2 cho tác dụng với 1,64 mol HNO3 thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và a mol hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O và N2. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào Y đến khi khối lượng kết tủa đạt cực đại thì đã dùng 730 ml. Giá trị của a là:
A. 0,16. B. 0,15. C. 0,70. D. 0,10.
Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp CO và H2 qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp Feo, Al2O3 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) được hỗn hợp khí hơi nặng hơn hỗn hợp ban đầu 2 gam. Giá trị của V là
A. 2,80 B. 5,60 C. 0,28 D. 0,56.
Hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X, Y (biết Y hơn X một liên kết peptit, cả X và Y đều được tạo ra từ 2 aminoaxit A, B có dạng H2NCmH2mCOOH, MA < MB). Cho 0,1 mol hỗn hợp T tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 0,42 mol muối của aminoaxit A và 0,14 mol muối amino axit B. Mặt khác để đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam T cần 14,112 lít khí Oxi đo ở đktc. Phân tử khối của X có giá trị là
A. 345 B. 444 C. 387 D. 416
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến