Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp (hình vẽ). Biết tụ điện có dung kháng ZC, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và 3ZL = 2ZC. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB như hình vẽ. Điệp áp hiệu dụng giữa hai điểm M và N làA. 173V. B. 86 V. C. 122 V. D. 102 V.
Một cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở R. Khi đặt vào hai đầu cuộn dây hiệu điện thế không đổi 12 (V) thì dòng điện qua cuộn dây là 4 (A). Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều 12V - 50Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây là 1,5 (A). Độ tự cảm của cuộn dây làA. L = 14,628.10-2 H. B. L = 2,358.10-2 H. C. L = 3,256.10-2 H. D. L = 2,544.10-2 H.
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong không khí sẽ thay đổi thế nào khi đặt một tấm kính xen vào giữa hai điện tích?A. Phương, chiều và độ lớn không đổi. B. Phương chiều không đổi, độ lớn tăng. C. Phương chiều đổi theo vị trí tấm kính, độ lớn tăng. D. Phương chiều không đổi, độ lớn giảm.
Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp: R=200 Ω, cuộn dây thuần cảm kháng có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt một điện áp xoay chiều ổn định ở hai đầu đoạn mạch AB có biểu thức: uAB=200cos100πt (V). Điều chỉnh C để mạch tiêu thụ công suất cực đại. Tính công suất trong mạch lúc này?A. 100W B. 50W C. 200W D. 150W
Một bóng đèn 60W - 24V được thắp sáng bởi dòng điện xoay chiều 120 (V). Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp phải được kết hợp như thế nào?A. Sơ cấp 200 vòng, thứ cấp 100 vòng. B. Sơ cấp 50 vòng, thứ cấp 100 vòng. C. Sơ cấp 100 vòng, thứ cấp 20 vòng. D. Sơ cấp 100 vòng, thứ cấp 50 vòng.
Cho 5 tụ điện $\displaystyle {{C}_{1}}=\text{ }6\text{ }\mu F,\text{ }{{C}_{2}}=\text{ }8\text{ }\mu F,\text{ }{{C}_{3}}=\text{ }4\text{ }\mu F,\text{ }{{C}_{4}}=\text{ }5\text{ }\mu F,\text{ }{{C}_{5}}=\text{ }2\text{ }\mu F$ được mắc như hình vẽ.Điện áp hai đầu mạch là$\displaystyle {{U}_{AB}}=\text{ }12\text{ }V.$ Giá trị$\displaystyle {{U}_{NM}}$ là A. -51/11 V. B. 81/11 V. C. -8 V. D. 3/22 V.
Tìm câu trả lời đúng trong số các câu dưới đây?A. Khi 3 mạch tiêu thụ điện giống hệt nhau thì 3 dòng điện tạo ra bởi máy phát điện 3 pha là 3 dòng điện xoay chiều có dạng: i1 = I0cosωt; i2 = I0cos(ωt + 120°) và i3 = I0cos(ωt – 120°). B. Dòng điện 3 pha là hệ dòng điện xoay chiều tạo ra bởi 3 máy dao động một pha riêng biệt. C. Khi chưa nối với các mạch điện tiêu thụ điện thì 3 suất điện động tạo bởi máy phát điện 3 pha giống hệt nhau về mọi mặt. D. Máy phát điện 3 pha có 3 phần: phần cảm gồm 3 cuộn dây giống nhau (hay 3 cặp cuộn dây) đặt lệch nhau 120° trên lõi sắt (stato) và phần ứng gồm 1 hay nhiều cặp cực từ quay tròn đều (rôto).
Hao tổn dưới dạng nhiệt trong dây truyền tải từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ có thể giảm khi thực hiện bằng những cách nào?A. Giảm thiết diện dây tải điện. B. Tăng điện thế hiệu dụng. C. Tăng hệ số công suất cosφ của mạch điện. D. Tăng điện thế hiệu dụng và hệ số công suất cosφ của mạch điện.
Ở trạm phát điện xoay chiều một pha có điện áp hiệu dụng 110 kV, truyền đi công suất điện 1000 kW trên đường dây dẫn có điện trở 20 Ω. Hệ số công suất của đoạn mạch cosφ = 0,9. Điện năng hao phí trên đường dây trong 30 ngày làA. 5289 kWh B. 61,2 kWh. C. 145,5 kWh. D. 1469 kWh.
Trong đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C biên đổi được và cuộn dây chỉ có độ tự cảm L mắc nối tiếp với nhau. Điện áp tức thời trong mạch là u = U0cos100πt (V). Ban đầu độ lệch pha giữa u và i là 600 thì công suất tiêu thụ của mạch là 50W. Thay đổi tụ C để uAB cùng pha với i thì mạch tiêu thụ công suất?A. 200W B. 50W C. 100W D. 120W
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến