Cho phản ứng: Fe3O4 + xH2SO4 → Fe2(SO4)3 + ySO2 + H2O. Khi phương trình đã cân bằng, tỉ lệ x : y là
A. 10 : 1. B. 5 : 2. C. 6 : 1. D. 3 : 2.
2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
2Fe3O4 —> 6Fe3+ + 2e
S+6 + 2e —> SO2
—> x : y = 10 : 1
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. (2) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (3) Nhỏ từ từ từng giọt đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Ba(HCO3)2. (4) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2. (5) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2. (6) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AgNO3. (7) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. (8) Cho từ từ đến dư dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2. Số thí nghiệm có cùng hiện tượng “ban đầu thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần, thu được dung dịch đồng nhất” là.
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Cho các chất hữu cơ sau: axit fomic, glucozơ, vinyl axetilen, metyl acrylat, glixerol, saccarozơ, fructozơ. Số chất có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa bạc trắng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Cho các chất sau: etilen, axetilen, glucozơ, axit axetic, anilin. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Thực hiện thí nghiệm sau: (a) Dẫn khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3 dư. (b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Fe2(SO4)3. (c) Cho dung dịch HCl đặc vào dung dịch Na2CrO4. (d) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3. (e) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp tạo đơn chất khí là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến