Cho rất từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết A vào B ta được dung dịch C. Hỏi trong C chứa những chất gì? Bao nhiêu mol (tính theo x và y).
HCl + Na2CO3 —> NaHCO3 + NaCl (1)
HCl + NaHCO3 —> NaCl + CO2 + H2O (2)
+ Nếu x < y —> Chỉ có (1) —> C chứa NaHCO3 (x), NaCl (x) và Na2CO3 (y – x)
+ Nếu x = y —> Chỉ có (1) —> C chứa NaHCO3 (x), NaCl (x)
+ Nếu 0,5x < y < x —> Có (1) và (2) —> C chứa NaCl (x), NaHCO3 (2y – x)
+ Nếu 0,5x = y —> Có (1) và (2) —> C chứa NaCl (x)
+ Nếu 0,5x > y —> Có (1) và (2) —> C chứa NaCl (2y), HCl (x – 2y)
Hòa tan hoàn toàn 8,66 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,52 mol HCl và 0,04 mol HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 77 B. 79 C. 73 D. 75
Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al(NO3)3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 41,618% về khối lượng). Hòa tan hết 20,76 gam X trong dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 56,28 gam và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 13,34 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,04. B. 0,06. C. 0,08. D. 0,02.
Hỗn hợp R gồm hai peptit X, Y có số liên kết peptit liên tiếp nhau, đều mạch hở và tạo nên từ glyxin, valin, alanin. Đốt cháy hoàn toàn 65,99 gam R thu được hiệu số mol CO2 và H2O là 0,225 mol. Mặt khác hoà tan hoàn toàn hỗn hợp R trong 900ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được chất rắn T (có số mol của muối glixin bằng số mol muối valin), đốt cháy hoàn toàn T thu được tổng mol CO2 và H2O là 5,085. Phần trăm khối lượng của peptit có số mol ít hơn trong R
A. 53,19% B. 42,54% C. 47,64% D. 46,92%
Đun nóng 12,96 gam hỗn hợp X gồm propin, vinylaxetilen và etilen với 0,3 mol H2 có xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y chỉ chứa các hidrocacbon có tỉ khối so với He bằng 11,3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình được làm no hoàn toàn cần dùng 0,16 mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z có tỉ khối so với He bằng 11,7. Giá trị m là
A. 14,32 gam. B. 14,48 gam C. 15,22 gam. D. 16,06 gam.
Cho 12,13 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch Y chứa 0,01 mol NaNO3 và H2SO4 thu được 0,56 lít hỗn hợp Z gồm 2 khí, trong đó có một khí không màu, hóa nâu ngoài không khí (tỉ khối so với He là 6,1) và dung dịch M chỉ gồm các muối sunfat trung hòa. Cho 200 ml dung dịch NaOH 2,55M vào M thấy xuất hiện kết tủa T cùng 0,01 mol khí thoát ra, dung dịch sau phản ứng có chứa 37,03 gam hỗn hợp gồm 2 muối NaAlO2 và Na2SO4. Khối lượng của T là?
A. 15,88 gam B. 16,66 gam C. 12,38 gam D. 14,98 gam
Hòa tan hoàn toàn 16,93 gam hỗn hợp X gồm MgO, Cu(NO3)2; FeS; Al2O3; Zn (oxi chiếm 21,73% về khối lượng) vào dung dịch hỗn hợp chứa Ba(NO3)2 và HCl, sau phản ứng thu được 2,18 gam hỗn hợp khí (trong đó có 0,2 mol H2 và sản phẩm khử của N+5). Lọc sản phẩm thu được dung dịch Y chỉ chứa 36,695 gam muối. Cho một lượng Ba(OH)2 vào dung dịch Y, sau phản ứng có 0,448 lít khí bay ra (đktc) và lượng kết tủa có khối lượng lớn nhất bằng 33,445 gam (trong đó oxi chiếm 42,099% theo khối lượng). Lấy lượng kết tủa này đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 27,565 gam chất rắn. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 89,34 gam kết tủa (không kể Ag2SO4). Tổng % khối lượng của oxit trong X có giá trị gần nhất với
A. 38% B. 40% C. 42% D. 44%
Cho 27,4 gam kim loại Bari vào 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a) Tính thể tích khí A (dktc)
b) Lấy kết tủa B rửa sạch đem nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
c) Tính nồng độ phần trăm chất tan có trong dung dịch C
d) Để trung hòa hoàn toàn dung dịch C người ta dùng hết V lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,25M. Tính V
Hỗn hợp X gồm ba hidrocacbon mạch hở, có tỉ khối hơi so với H2 là 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,24 gam X, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Khi cho 2,12 gam hơi X vào bình kín dung tích 500 ml (có xúc tác Ni với thể tích không đáng kể), áp suất bình là p, ở 0°C. Cho khí H2 vào bình, áp suất bình là 2p, ở 0°C. Nung nóng bình, áp suất giảm dần đến giá trị thấp nhất là p1, 0°C. Lúc này trong bình chỉ chứa hai khí không làm mất màu dung dịch nước brom. Biết rằng trong X, hidrocacbon có phân tử khối nhỏ nhất chiếm 20% thể tích của hỗn hợp.
Hỗn hợp khí X gồm metan, etan, etilen, propen, axetilen và 0,6 mol H2. Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 40,32 lít CO2 (đkc) và 46,8 gam H2O. Nếu sục hỗn hợp Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được m gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của m là
A. 24,0. B. 36,0. C. 28,8. D. 32,0
Hòa tan hoàn toàn 2,15 g một hỗn hợp kim loại kiềm A và kim loại B (thuộc nhóm nguyên tố nằm cạnh nhóm kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn) vào nước dư thu được 0,448 lít khí H2 (ở dktc) và dung dịch C
a) Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa vừa đủ một nửa dung dịch C
b) Cho dung dịch Na2CO3 dư vào một nửa dung dịch C, lọc lấy kết tủa rồi hòa tan hết lượng kết tủa bằng dung dịch HCl dư thì thu được 0,112 lít khí (ở dktc)
Xác định tên các kim loại A, B
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến