Cho sơ đồ hóa học của phản ứng: Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O. Tỉ lệ giữa số nguyên clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học trên là:
A. 1:3. B. 3:1. C. 5:1. D. 1:5.
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
nCl (oxi hóa) : nCl (khử) = nKCl : nKClO3 = 5 : 1
Cho 4,88 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn X gồm ba kim loại và dung dịch Y gồm hai muối. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí, thu được 4,8 gam oxit. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe trong X là:
A. 1,68 gam. B. 2,80 gam. C. 1,12 gam. D. 2,24 gam.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (b) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2. (c) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (d) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng. (e) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4. (g) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(HCO3)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
X, Y là hai axit cacboxylic no đơn chức mạch hở, Z là axit cacboxylic không no đơn chức mạch hở. Đốt cháy m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z thu được 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Cho m gam E phản ứng vừa đủ với 0,4 mol NaOH thu được a gam muối khan. Biết m gam E làm mất màu 0,2 mol dung dịch nước brom và số nguyên tử C trong Z bằng số nguyên tử C trong Y. Giá trị của a là:
A. 42,2 B. 21,1 C. 31,65 D. 33,76
Một dung dịch gồm: Na+ (0,01 mol); Ca2+ (0,02 mol); HCO3- (0,02 mol) và ion X (a mol). Ion X và giá trị của a là:
A. CO32- và 0,03. B. Cl- và 0,01.
C. NO3- và 0,03. D. OH- và 0,03.
Chia 200 gam dung dịch gồm glucozơ và fructozơ thành hai phần bằng nhau: – Phần 1: Tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. – Phần 2: Tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,52 gam Br2. Nồng độ phần trăm của fructozơ trong dung dịch ban đầu là:
A. 3,96%. B. 1,62%. C. 4,50%. D. 3,24%.
Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O2) và chất Y (C2H8N2O3); trong đó, X là muối của một amino axit, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,20 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,03 mol hai khí (đều là hợp chất hữu cơ đơn chức) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 3,64. B. 2,67. C. 3,12. D. 2,79.
Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là :
A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH2CH2CH2COOH.
C. H2NCH2COOH. D. H2NCH(CH3)COOH.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và Mg cần vừa đủ 1,12 lít khí O2 (đktc). Để hòa tan hết sản phẩm thu được cần ít nhất m gam dung dịch hỗn hợp gồm HCl 7,3% và H2SO4 9,8%. Giá trị của m là:
A. 100. B. 50. C. 25. D. 75.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho metyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH. (b) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH. (c) Cho glixerol tác dụng với Na kim loại. (d) Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (e) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (f) Sục khí hiđro vào triolein đun nóng (xúc tác Ni). Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Cho 3,66 gam hỗn hợp gồm Na và Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 0,896 lít H2 (đktc). Cho 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 4,66. B. 1,56. C. 6,22. D. 5,44.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến