Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol Ca(OH)2 thì vẫn thu được kết tủa. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là:A. 43,24%. B. 53,33%. C. 37,21%. D. 36,26%.
Khi trùng ngưng a gam axit amino axetic với hiệu suất 70%, ngoài amino axit dư người ta còn thu được m gam polime và 2,88 gam nước. Giá trị của m là:A. 8,50. B. 10,50. C. 11,12. D. 9,12.
Một loại chất béo được tạo thành bởi glixerol và 3 axit béo là axit panmitic, axit oleic và axit linoleic. Đun 0,1 (mol) chất béo này với 500 (ml) dung dịch NaOH 1M sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thu được m (gam) chất rắn khan. Giá trị của m là:A. 91,6. B. 96,4. C. 99,2. D. 97.
Từ xenlulozơ và axit nitric đem điều chế xenlulozơ trinitrat (chất dễ cháy, dễ nổ mạnh). Thể tích axit nitric 99,67% (d=1,52g/ml) cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) là:A. 27,72 lít. B. 32,52 lít. C. 26,52 lít. D. 11,2 lít.
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.Số phát biểu sai làA. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng?A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Axit axetic. D. Fructozơ.
Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là?A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch brom thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol $\displaystyle B{{r}_{2}}$. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol$\displaystyle {{H}_{2}}O$và V lít$\displaystyle C{{O}_{2}}$ (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b làA. V = 22,4 (4a – b). B. V = 22,4(b + 3a). C. V = 22,4(b + 6a). D. V = 22,4(b + 7a).
Hợp chất A có CTPT C3H4O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, thuỷ phân A cũng cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Vậy A là A. C2H3COOH. B. HOCH2CH2CHO. C. HCOOCH=CH2. D. CH3CH(OH)CHO.
Chất nào sau đây khi thủy phân sinh ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?A. CH3COOC2H5. B. CH≡CCOOH. C. CH3COOCH=CH2. D. CH3COOCH3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến