Cho sơ đồ phản ứng: Fe(NO3)2 → X; X + CO dư → Y; Y + HCl loãng → Z; Z + AgNO3 dư → T. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. FeO, Fe, FeCl2, Fe(NO3)2.
B. Fe2O3, Fe, FeCl2, Fe(NO3)2.
C. Fe2O3, Fe, FeCl2, Fe(NO3)3.
D. FeO, Fe, FeCl2, Fe(NO3)3.
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là: Fe2O3, Fe, FeCl2, Fe(NO3)3.
Fe(NO3)2 —> Fe2O3 + NO2 + O2
Fe2O3 + CO —> Fe + CO2
Fe + HCl —> FeCl2 + H2
FeCl2 + AgNO3 dư —> Fe(NO3)3 + AgCl + Ag
Chất hữu cơ X không tác dụng với dung dịch NaOH, nhưng tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng. X có tên gọi là
A. Anilin. B. Alanin. C. Glyxin. D. Glucozơ.
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Đun nóng các ancol no, đơn chức, mạch hở đều thu được một anken duy nhất.
B. Các monosaccarit đều tác dụng được với nước brom.
C. Dung dịch anilin vừa tác dụng được với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
D. Thủy phân este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường axit luôn thu được ancol.
Hợp chất hữu cơ nào sau đây khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1 là
A. CH3COOC2H3. B. Gly-Ala.
C. HOOC-COOH. D. HOCH2-CH2OH.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. (b) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (c) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. (d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (e) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. (g) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Cho dãy các chất: etylen glicol, ancol anlylic, axetanđehit, metyl acrylat, glucozơ, triolein. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch Br2 là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Thủy phân este X (C4H8O2) trong môi trường axit thu được axit cacboxylic Y và ancol metylic. Số đồng phân cấu tạo của Y là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Cho sơ đồ phản ứng sau: X + NaOH loãng dư → Y; Y + NaOH + Br2 → Z; Z + H2SO4 → T. Biết rằng X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Cr2O3, NaCrO2, Na2CrO4, Na2Cr2O7.
B. CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4, Na2Cr2O7.
C. Cr(OH)3, NaCrO2, Na2Cr2O7, Na2CrO4.
D. CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4, Na2Cr2O7.
Hợp chất hữu cơ NH2-[CH2]4-CH(NH2)-COOH có tên gọi là
A. axit 2,6-điaminocaproic.
B. axit α,ω -điaminohexanoic.
C. axit α,ε -điaminocaproic.
D. axit 2,5-điaminohexanoic.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. (7) Nối một dây Mg với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm Trong các thí nghiệm trên thì số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là
A. 4. B. 6. C. 3 D. 5
Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tắc sản xuất gang là khử các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao. (b) Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. (c) Trong các kim loại, Crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất. (d) Al(OH)3, Cr(OH)3, CrO3 đều tan trong dung dịch NaOH loãng. (e) Thạch cao nung được sử dụng để bó bột trong y học. (g) Sr, Na, Ba đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến