Cho sơ đồ phản ứng: X + NaOH (loãng, dư) → Y; Y + Br2 + NaOH → Z. Chất X là một trong các chất sau: Al2O3, Cr2O3, CrO3, Cr(OH)2, Cr(OH)3, AlCl3, CrCl2, CrCl3, Na2Cr2O7. Số chất X thỏa mãn sơ đồ trên là
A. 2 B. 8 C. 4 D. 6
Y + Br2 + NaOH → Z nên Y là các hợp chất như Cr(OH)2, NaCrO2, CrCl2, CrCl3.
Các chất X thỏa mãn là: Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrCl2, CrCl3.
Cho các phát biểu sau: (a) Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng. (b) Anilin còn có tên thay thế là phenylamin. (c) Anilin ở điều kiện thường là chất lỏng, không màu, độc, ít tan trong nước và nhẹ hơn nước. (d) Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thì thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng. (e) Anbumin là protein hình sợi, tan trong nước tạo thành dung dịch keo. Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Cho các phát biểu sau (1) Có thể phân biệt được nước cứng vĩnh cửu và nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng. (2) Hỗn hợp tecmit được sử dụng để hàn đường ray. (3) Criolit có tác dụng chính là tăng nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit trong quá trình sản xuất nhôm. (4) Phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được sử dụng để làm trong nước. (5) Đốt natri trong oxi khô thu được natri peoxit (Na2O2). (6) Trong phản ứng của nhôm với dung dịch natri hiđroxit, nước đóng vai trò là chất oxi hóa. Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Từ chất hữu cơ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol các chất) (a) X + nH2O → nY. (b) Y → 2E + 2Z. (c) 6nZ + 5nH2O → X + 6nO2. (d) nT + nC2H4(OH)2 → Poli(etylen terephtalat) + 2nH2O. (e) T + 2E → G + 2H2O. Khối lượng phân tử của G là
A. 222 B. 202 C. 204 D. 194
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn. (b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng. (c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư. (d) Cho Na vào dung dịch MgSO4. (e) Nhiệt phân Hg(NO3)2. (g) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ. (h) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho hỗn hợp bột chứa Mg và K tan hết trong dung dịch HNO3 (loãng). (b) Cho Ba vào dung dịch chứa CuSO4. (c) Điện phân dung dịch MgCl2. (d) Cho hỗn hợp bột chứa Fe và Zn tan hết trong dung dịch HCl. Tổng số thí nghiệm có thể cho đồng thời cả khí và kết tủa (chất rắn) là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Cho các nhận định sau: (a) Kim loại Al có tính lưỡng tính vì Al tan được trong các dung dịch axit mạnh và kiềm. (b) NaHCO3 là chất lưỡng tính. (c) Công thức của phèn chua là: Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. (d) Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính. (e) Bột nhôm oxit và bột sắt (hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray. Số nhận định sai là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đốt dây sắt dư trong khí clo. (b) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong đièu kiện không có oxi). (c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư). (d) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. (e) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm sau khi phản ứng hoàn toàn thu được muối sắt (II)?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Cho các phát biểu sau: (a) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra. (b) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp. (c) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “ len” đan áo rét. (d) Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng sẽ thu được fructozơ. (e) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa. Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Cho các phát biểu sau: (1) Kali và natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân; (2) Các kim loại khác nhau đều thể hiện tính chất hóa học khác nhau; (3) Phương pháp điện phân dùng để tinh chế một số kim loại như Cu, Zn, Pb, Fe, Ag; (4) Kim loại beri (Be) được dùng làm chất phụ gia để chế tạo các hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc, không bị ăn mòn; (5) Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng; (6) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài. Số phát biểu đúng là
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Cho các nhận định sau: (1) Các kim loại khác nhau thể hiện tính chất hóa học khác nhau. (2) Nhôm là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. (3) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép. (4) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài. (5) Trong hồng cầu máu, sắt có nhiệm vụ chuyển tải oxi đến các tế bào cơ thể để duy trì sự sống của người và động vật. (6) Vàng là kim loại có độ dẫn điện tốt hơn đồng. Số nhận định đúng là
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến