Cho sơ đồ phản ứng sau:

Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nitơ đóng vai trò chất oxi hóa là

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Các câu hỏi liên quan

Công thức mối liên hệ giữa H+ phản ứng và sản phẩm khử:

2H+ + NO3- + 1e —> NO2 + H2O

4H+ + NO3- + 3e —> NO + 2H2O

10H+ + 2NO3- + 8e —> N2O + 5H2O

12H+ + 2NO3- + 10e —> N2 + 6H2O

10H+ + NO3- + 8e —> NH4+ + 3H2O

Sau các phản ứng trên, nếu còn H+ dư và còn kim loại đứng trước H thì:

2H+ + 2e —> H2

Nếu hỗn hợp chất khử chứa các oxit thì tốn thêm H+ để chuyển phần oxi trong oxit này thành H2O:

2H+ + O —> H2O

Vậy:

nH+ = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4+ + 2nH2 + 2nO trong oxit

Chú ý:

Vấn đề về muối Fe3+, Fe2+ trong dung dịch sau phản ứng, hiện có 2 quan điểm:

Quan điểm 1: Phần khí có H2 thì dung dịch không có Fe3+. Lý do là theo dãy điện hóa, Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn H+ nên Fe3+ sẽ bị khử trước H+, vì vậy khi H+ bị khử sinh H2 thì Fe3+ đã hết từ trước đó rồi.

Quan điểm 2: Phần khí có H2 thì dung dịch vẫn có thể có Fe3+. Lý do là chất rắn ban đầu đem hòa tan vào H+, NO3- thì một phần oxit như Fe2O3, Fe3O4 có thể tan (trong H+) sau khi chất khử (Mg, Al, Zn, Fe… ) đã hết.

Nhận xét: Quan điểm 1 chỉ đúng khi Fe3+ đã có sẵn từ đầu (Ví dụ Fe(NO3)3, FeCl3… ) nhưng nếu Fe3+ không có sẵn (Fe2O3, Fe3O4 – Cần lưu ý thêm là hai oxit này chứa Fe+3 chứ không phải Fe3+, nó cần một phản ứng với H+ mới chuyển thành ion) thì quan điểm 2 lại chính xác, phù hợp với thực tế và không trái quy luật nào.