d) Đường tròn (B) có:
FE và FA là hai tiếp tuyến cắt nhau tại F (gt)
=> $FE = FA$ (T/c)
=> F thuộc đường trung trực của AE (T/c 1 điểm thuộc trung trực đoạn thẳng)
Lại có: $BE = BA (=bk)$
=> B thuộc đường trung trực của AE (T/c 1 điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng)
Do đó: BF là đường trung trực của AE mà BF ∩ AE tại G (gt)
=> BF ⊥ AE tại G và G là trung điểm của AE (t/c)
Ta có: CF = FA + CA
Mà FA = EF (cmt), CA = CD (CA và CD là hai tiếp tuyến cắt nhau tại C)
=> CF = CD + EF
Vì EA // BC (cmt) nên $\widehat{EAH} = \widehat{AHC}$ (2 góc so le trong)
Mà $\widehat{AHC} = 90^o$ (Vì AH ⊥ BC tại H) => $\widehat{EAH} = 90^o$
Tứ giác AHBG có: $\widehat{GAH} = 90^o$
$\widehat{AHB} = 90^o$ (AH ⊥ BC tại H)
$\widehat{AGB} = 90^o$ (BF ⊥ AE tại G)
=> Tứ giác AHBG là hình chữ nhật (dhnb)