Cho các nhận định sau:(1) Kim loại kiềm là kim loại có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại.(2) Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều là nguyên tố s.(3) Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều phản ứng mạnh với nước.(4) Kim loại kiềm có tỉ trọng và nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn kim loại kiềm thổ cùng chu kỳ.(5) Nguyên tử kim loại kiềm có số electron ở phân lớp s của lớp electron ngoài cùng là 1.(6) Nếu M là nguyên tố kim loại kiềm thì oxit của nó có công thức là M2O.(7) Nếu M là nguyên tố kim loại kiềm thổ thì oxit của nó có công thức là M2O.Số nhận định đúng làA. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M'CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V làA. 1,12 lít. B. 1,68 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:- Cho phần 1 vào dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2(đktc);- Cho phần 2 vào dung dịch NaOH (dư) thu được 3,36 lít khí H2(đktc).Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X làA. 33,61%. B. 42,32%. C. 66,39%. D. 46,47%.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỷ lệ mol lần lượt là 5 : 4 : 2) vào nước dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứaA. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3 và Ba(HCO3)2. D. NaHCO3 và (NH4)2CO3.
Các kim loại kiềm đều là nguyên tố:A. s. B. p. C. d. D. s và p.
Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 và một kim loại R hoá trị II không đổi.- Nếu hoà tan hết hỗn hợp bằng H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 8,96 lít H2.- Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít H2 và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200ml, ngoài ra còn một phần chất rắn không tan. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Kim loại R và % khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp làA. Be; 20,10%. B. Mg; 56,67%. C. Mg; 85,55%. D. Ni; 56,67%.
Hòa tan hoàn toàn 8,91 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại A, B đều thuộc nhóm II A vào nước được 150 ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- trong X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 (vừa đủ), kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 25,83 gam kết tủa. Cô cạn dung dịch Y khối lượng muối khan thu được làA. 7,02 gam. B. 10,53 gam. C. 13,68 gam. D. 4,14 gam.
Hoà tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại X và Y kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc). Kim loại X, Y làA. Be, Mg. B. Mg, Ca. C. Ca, Sr. D. Sr, Ba.
Tính chất hoá học chung của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm là:A. Tính khử mạnh. B. Tính oxi hoá mạnh. C. Tính khử yếu. D. Tính oxi hoá yếu.
Đem hai quả cầu nhỏ bằng kim loại có kích thước giống nhau, mang điện tích lúc đầu khác nhau, cho tiếp xúc với nhau rồi đem đặt trong chân không cách nhau 5cm. Lực tương tác điện giữa 2 quả cầu khi điện tích lúc ban đầu của 2 quả cầu là q1 = 5.10-6C, q2 = -3.10-6C bằngA. 6,3N B. -6,3N C. 3,6N D. -3,6N
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến