Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch HCl 0,48M vào 150 ml dung dịch gồm KOH 0,14M và K2CO3 0,08M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 268,8. B. 179,2. C. 224,0. D. 336,0.
nHCl = 0,048; nKOH = 0,021; nK2CO3 = 0,012
Dung dịch sau phản ứng chứa K+ (0,045), Cl- (0,048), bảo toàn điện tích —> nH+ dư = 0,003
Do có H+ dư nên toàn bộ CO2 đã thoát ra tối đa —> nCO2 = 0,012
—> V = 268,8
Dung dịch X (chứa 19,5 gam hỗn hợp etylamin và glyxin) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 350. B. 250. C. 300. D. 200.
Cho các phát biểu sau: (a) Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic. (b) Dung dịch lysin làm hồng quỳ tím. (c) Anilin làm mất màu nước brom tạo thành kết tủa trắng. (d) Dung dịch Gly–Ala có phản ứng màu biure. (e) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ. (f) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol hiđrocacbon A và 0,05 mol hiđrocacbon B rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 9 gam, ở bình 2 xuất hiện 108,35 gam kết tủa.
a. Tính giá trị của a
b. Tìm công thức phân tử của A và B. Biết A, B là ankan, anken, ankin
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng. (4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. (5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là:
A. (1); (3). B. (1); (2); (3); (4); (5).
C. (2); (5). D. (3); (5).
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat. Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai. Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, sau đó để nguội.
Câu 1. Cho các phát biểu sau: (a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp. (b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng). (c) Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa. (d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 2. Cho các phát biểu sau: (a) Kết thúc bước 3, chỉ có chất lỏng trong bình thứ nhất phân thành hai lớp. (b) Sau bước 2, do phản ứng xà phòng hoá xảy ra một chiều nên chất lỏng trong bình thứ 2 đồng nhất. (c) Ống sinh hàn trong thí nghiệm trên nhằm tránh sự thất thoát của chất phản ứng. (d) Sau bước 3, chất lỏng trong hai bình đều chứa ancol. Số phát biểu đúng là
Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2, là muối amoni của axit cacboxylic đơn chức) và chất Y (CmH2m+3O5N3); X, Y hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 47,32 lít O2; thu được H2O; 1,65 mol CO2 và 7,28 lít N2. Mặt khác, cho a mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 2 amin và b gam hỗn hợp 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có một muối của α-aminoaxit). Giá trị của b là
A. 54,80. B. 57,80. C. 52,20. D. 45,50
Ancol X và axit cacboxylic Y đều đơn chức, no, mạch hở. Hỗn hợp Z gồm X,Y và este E tạo ra từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Z cần vừa đủ 4,032 lít khí O2 (đktc) thu được nước và 6,16 gam CO2. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp Z vào 500 ml dụng dịch KOH 0,1M sau khi phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 4,48 gam chất rắn khan và 1,38 gam hơi một ancol. Xác định công thức phân tử của X,Y và E; biết số mol ancol X chiếm 50% số mol hỗn hợp Z.
Cho hỗn hợp rắn gồm MgO, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại phần rắn không tan. Các chất tan trong dung dịch X là:
A. MgCl2, FeCl2, HCl.
B. MgCl2, FeCl3, FeCl2, HCl.
C. MgCl2, FeCl3, CuCl2, HCl.
D. MgCl2, FeCl2, CuCl2, HCl.
Cho dãy các chất: ClH3NCH2COONH4, CH3NH3HCO3, H2NCH2COOCH3, CH3NH3NO3, HOOC-[CH2]3-CH(NH3Cl)-COONa, CH3COOC6H5, (COOCH3)2, HCOOC6H4COOCH3. Số chất trong dãy khi 1 mol chất đó phản ứng vừa đủ với 2 mol NaOH là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Khi cho các chất Al, FeS, dung dịch HCl, dung dịch NaOH và dung dịch (NH4)2CO3 phản ứng với nhau từng đôi một thì số chất khí thu được là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến