Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol). Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x + y là
A. 0,08. B. 0,07. C. 0,06. D. 0,09.
Đoạn 1:
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 —> 3BaSO4 + 2Al(OH)3
3y………………….y…………………3y………….2y
Đoạn 2:
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 —> 2Al(OH)3 + 3BaCl2
1,5x……………..x……………….x
—> n↓ tăng = x = 0,02
nBa(OH)2 để ↓ max = 1,5x + 3y = 0,21
—> y = 0,06
—> x + y = 0,08
NaCl + H2SO4 ——> A + B
Tiến hành các thí nghiệm sau đây: (1) Ngâm một lá đồng vào dung dịch AgNO3. (2) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch HCl loãng. (3) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng. (4) Để một vật bằng thép ngoài không khí ẩm. (5) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3. Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Ancol no mạch hở X (đốt 1 mol x cần dùng hết 3,5 mol O2) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 37,6 gam Z cần vừa đủ 26,88 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol là 7 : 4. Mặt khác 18,8 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch thu được một muối duy nhất. Biết Z có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Z tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1:2
B. Z tạo phức chất xanh lam với Cu(OH)2
C. Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 cho kết tủa
D. Hợp chất Z có chứa 3 chức este
Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với 100ml dung dịch gồm HNO3 2M, H2SO4 1M. Thu được 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y và 1,6 gam kim loại. Sục khí H2S dư vào Y thu được a gam kết tủa. Tính m và a
Nêu hiện tượng và giải thích khi: a) Nhỏ vài giọt iot vào mặt mới cắt của củ khoai lang. b) Cho vài giọt chanh vào cốc sữa bò. c) Cho một miếng cao su tự nhiên vào xăng.
Cho 10 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, FeO tác dụng với HCl dư thu được 1,12 lít H2. Khử 10g hỗn hợp trên bằng H2 thì thu được 2,115g nước. Tính khối lượng mỗi chất trong X
Khối lượng riêng của hỗn hợp (X) gồm các khí H2, C2H4 và C3H6 (ở điều kiện tiêu chuẩn) là DX (gam/ lít). Cho (X) qua xúc tác Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí (Y). 1) Tìm khoảng xác định của DX để (Y) không có phản ứng cộng với nước brom, biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. 2) Cho DX = 0,741 gam/lít. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong (X).
– Thế nào là đạm 1 lá, đạm 2 lá? – Tính độ dinh dưỡng phân KNO3.
Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 1M và Fe(NO3)3 2M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và hỗn hợp kim loại Y không tan trong dung dịch HCl có khối lượng 17,2 gam. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là?
A. 36,84% B. 32,56% C. 63,64% D. 55,26%
Cho nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl bão hòa ở 0 độ C là 25,93%; ở 90 độ C là 33,33%. Khi làm lạnh 600 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 90 độ C tới 0 độ C thì khối lượng dung dịch thu được là bao nhiêu gam?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến