Cho V lít Cl2 (đktc) tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaBr 0,4M, NaI 0,6M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 34,09 gam kết tủa. Tìm V.
nNaBr = 0,08
nNaI = 0,12
Nếu chỉ có NaI phản ứng thì dung dịch A chứa NaBr (0,08) và NaCl (0,12)
—> mAgBr + mAgCl = 32,26 < 34,09 —> NaI chưa phản ứng hết, NaBr chưa phản ứng.
Cl2 + 2NaI —> 2NaCl + I2
a……….2a………….2a
Dung dịch A chứa NaBr (0,08), NaCl (2a) và NaI dư (0,12 – 2a)
—> m↓ = 0,08.188 + 143,5.2a + 235(0,12 – 2a) = 34,09
—> a = 0,05
—> V = 1,12 lít
Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl thu được dung dịch A (không còn chất rắn không tan) trong đó khối lượng FeCl3 là 9,75 gam. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, sau đó lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 20 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 18,8 B. 21,14 C. 24,34 D. 26,8
Hóa hơi hoàn toàn 1 hỗn hợp X gồm 2 rượu no A và B thu được 1,568 lít hơi ở 81,9 °C và 1,3 atm. Nếu cho X tác dụng với Na dư thì giải phóng 1,232 lít H2 đktc. Mặt khác đốt hoàn toàn X thu được 7,48g CO2. B nhiều hơn A 1 nhóm chức. Công thức 2 rượu là:
A. C2H5OH và C3H6(OH)2. B. C2H5OH và C2H4(OH)2. C. C3H7OH và C2H4(OH)2. D. C3H7OH và C3H6(OH)2.
Hỗn hợp E gồm hai α-amino axit X và Y (đều có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử, số mol Y< số mol X, số nguyên tử cacbon trong Y không quá 5). Cho m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 80 gam dung dịch HCl 12,775% thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 61,74 gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối lớn nhất trong B là A. 27,45%. B. 21,81%. C. 29,68%. D. 25,38%.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp M gồm ancol X, axit Y, este Z (đều no, đơn chức, mạch hở và Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon) cần dùng vừa đủ 12,32 lít O2 (đktc) sinh ra 11,2 lít CO2. Công thức của Y là
A. HCOOH B. CH3CH2COOH C. CH3COOH C. CH2CH2CH2COOH
Một hỗn hợp X chứa một ancol no và một axit cacboxylic đơn chức đều có mạch cacbon không phân nhánh, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt 0,25 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 17,5 lít O2 (đktc) thu được 16,8 lít CO2 và 12,375 gam H2O. Công thức phân tử của ancol trong X là
A. C3H8O2 B. C2H5OH C. C3H8O3 D. C2H6O2
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic và một andehit (có cùng số nguyên tử cacbon và đều no, mạch hở) thu được số mol nước bằng số mol X. Nếu cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được số mol Ag bằng hai lần số mol X. Phần trăm khối lượng của oxi trong andehit là
A. 69,56% B. 71,11% C. 53,33% D. 55,17%
Hỗn hợp X gồm C6H12O6 và C12H22O11. Hỗn hợp Y gồm HCOOCH3 và CH2(COOCH3)2. Đốt cháy hoàn toàn 14,46 gam hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 0,5 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là:
A. 19,54 gam B. 17,86 gam C. 18,46 gam D. 19,00 gam
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Glucozơ và fructozơ là monosaccarit đơn giản nhất không cho được phản ứng thủy phân.
(2) Thủy phân đến cùng xenlulozơ trong môi trường axit, thu được nhiều phân tử glucozơ.
(3) Các đisaccarit cho được phản ứng thủy phân.
(4) Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức.
(5) Tinh bột do các mắt xích -C6H12O6- liên kết với nhau tạo nên.
Số phát biểu sai là:
A. 2 B. 1 C.3 D. 4
Triolein không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?
A. Là nguyên liệu dùng để sản xuất xà phòng.
B. Ở điều kiện thường là chất lỏng, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Tác dụng được với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được tristearin.
D. Không bị oxi hóa bởi oxi không khí.
Cho các đặc tính sau:
(1) Dạng tinh thể, màu trắng, tan tốt trong nước, có vị ngọt;
(2) Làm mất màu nước brom;
(3) Trong dung dịch, tồn tại chủ yếu vòng 5 hoặc 6 cạnh dạng α và β;
(4) Trong y học, được dùng làm thuốc tăng lực;
(5) Trong công nghiệp, được dùng tráng gương, tráng ruột phích;
(6) Phản ứng được với H2 có xúc tác Ni, nung nóng;
Số đặc tính đúng khi nói về glucozơ là:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến