Cho V ml dung dịch HCl 2M vào 200ml dung dịch NaAlO2 0,5M thu được kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Tính V
A. 20ml B. 20ml và 140ml C. 140ml D. 140ml và 40ml
nAl2O3 = 0,02 —> nAl(OH)3 = 0,04
nNaAlO2 = 0,1
TH1: nH+ = nAl(OH)3 = 0,04 —> V = 0,02 lít
TH2: nH+ = 4nAlO2- – 3nAl(OH)3 = 0,28 —> V = 0,14 lít
(⇒ Xem công thức (Số 3))
Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho X tác dụng với 3,136 lít hidro tới phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí trong đó có hidro dư và một hidrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi dẫn hỗn hợp khí và hơi sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 13,52 gam đồng thời có 16 gam kết tủa được tạo thành. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức của hai hidrocacbon là:
A. C3H8, C3H6 B. C5H12, C5H10
C. C2H6, C2H4 D. C4H10, C4H8
Oxi hóa hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X gồm H2, 1 ankan và 1 anken thu được 210 ml CO2. Nung 100 ml hỗn hợp X trên với xúc tác Ni thu được 1 hidrocacbon duy nhất. Tính phần trăm số mol của anken (các thể tích đo ở cùng điều kiện).
A. 30% B. 40% C. 50% D. 20%
Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Hỗn hợp G gồm hai anđehit X và Y, trong đó MX < MY < 1,6MX. Đốt cháy hỗn hợp G thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Cho 0,10 mol hỗn hợp G vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 0,25 mol Ag. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là
A. 6. B. 9. C. 10. D. 7.
Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70.
Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH.
C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C2H6O2, C3H8O2. B. C2H6O, CH4O.
C. C3H6O, C4H8O. D. C2H6O, C3H8O.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là
A. 75% và 25%. B. 20% và 80%.
C. 35% và 65%. D. 50% và 50%.
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2-Metylbutan. B. etan.
C. 2,2-Đimetylpropan. D. 2-Metylpropan.
Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CHOH-CH3. B. CH3-CH2-CHOH-CH3.
C. CH3-CO-CH3. D. CH3-CH2-CH2-OH.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến