Cho V ml dung dịch KOH 2M vào 150 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,5 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 475. B. 375. C. 450. D. 575.
nAl2(SO4)3 = 0,15 —> nAl3+ = 0,3
nAl(OH)3 = 0,25
nOH- max = 4nAl3+ – nAl(OH)3 = 0,95
—> V = 475 ml
Tiến hành các thí nghiệm: (a) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Dẫn NH3 qua ống đựng CuO nung nóng. (c) Nhiệt phân AgNO3. (d) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (e) Cho K vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tinh bột, xenlulozơ và glucozơ cần 3,528 lít O2 (đktc) thu được 2,52 gam H2O. Giá trị m là
A. 7,35. B. 8,68. C. 4,41. D. 5,04.
Cho các chất: Ca(HCO3)2, H2NCH2COOH, HCOONH4, Al(OH)3, Al, (NH4)2CO3, Cr2O3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
Nung hỗn hợp X gồm Al và FexOy trong khí trơ, thu được 22,88 gam rắn Y gồm Al2O3, Al, Fe và FexOy. Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được 0,12 mol khí H2 và m gam rắn Z. Hòa tan hết m gam Z trong dung dịch chứa 0,72 mol HNO3, thu được 0,08 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa 53,12 gam muối. Công thức của FexOy và khối lượng của Al2O3 trong Y là:
A. Fe2O3 và 4,08 gam B. Fe3O4 và 6,12 gam
C. Fe3O4 và 4,08 gam D. Fe2O3 và 6,12 gam
Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol KOH, x mol NaOH và y mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x, y, z lần lượt là:
A. 0,3; 0,6; 1,4. B. 0,5; 0,6; 1,4.
C. 0,2; 0,6; 1,2. D. 0,2; 0,4; 1,5.
A, B, C, D, E, F là các hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa C, H, O đều có khối lượng phân tử là 60 g/mol. Biết rằng A, B, C có cùng công thức phân tử, A, B, D, F đều phản ứng được với Na theo tỉ lệ 1:1 giải phóng H2, D và E phản ứng được với NaOH. Biện luận xác định công thức của A, B, C, D, E, F
Có 4 lọ đựng dung dịch sau: KHSO4, HCl, BaCl2, NaHSO3 được đánh dấu ngẫu nhiên không theo thứ tự là A, B, C, D. Để xác định hóa chất trong mỗi lọ người ta tiến hành thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau: + Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. + Cho dung dịch B hay D tác dụng với dung dịch C đều thấy khí không màu, mùi hắc bay ra. + Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì. Các chất A, B, C, D lần lượt là
A. BaCl2, KHSO4, NaHSO3, HCl.
B. KHSO4, BaCl2, HCl, NaHSO3.
C. KHSO4, BaCl2, NaHSO3, HCl.
D. BaCl2, NaHSO3, KHSO4, HCl.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến