Tia RơnghenA. có tính đâm xuyên, iôn hoá và dễ bị nhiễu xạ. B. có tính đâm xuyên, bị đổi hướng lan truyền trong từ trường và có tác dụng huỷ diệt các tế bào sống. C. có khả năng iôn hoá, gây phát quang các màn huỳnh quang, có tính đâm xuyên, được sử dụng trong thăm dò khuyết tật của các vật liệu. D. mang điện tích âm, tác dụng lên kính ảnh và được sử dụng trong phân tích quang phổ.
Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh làA. một chùm phân kỳ màu trắng. B. một chùm phân kỳ nhiều màu. C. một tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu. D. một chùm tia song song.
Chiếu ánh sáng trắng có bước sóng 0,38 μm đến 0,76 μm vào khe sáng S trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách giữa hai khe hẹp a = 0,5 mm. Khoảng cách giữa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Bề rộng của quang phổ bậc một quan sát được trên màn làA. 1,52 mm. B. 2,32 mm. C. 3,55 mm. D. 2,56 mm.
Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 8° theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,500, đối với tia tím là nt = 1,584. Trên màn M đặt song song và cách mặt phân giác trên mội đoạn l, ta thu được dải màu có bề rộng là 10 mm. Độ dài l bằng:A. 0,85 m. B. 0,91 m. C. 1,2 m. D. 1,3 m.
Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc: λ1 = 0,64 μm(đỏ), λ2 = 0,48 μm (lam). Trên màn hứng vân giao thoa. Trong đoạn giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đỏ và vân lam làA. 6 vân đỏ, 4 vân lam B. 9 vân đỏ, 7 vân lam C. 4 vân đỏ, 6 vân lam D. 7 vân đỏ, 9 vân lam
Trong thí nghiệm với hai khe lâng, hai khe hẹp F1, F2 cách nhau một khoảng 1,2 mm, các vân quan sát qua kính lúp, tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L = 40 cm. Trong kính lúp người ta đếm được 15 vân sáng. Khoảng cách giữa tâm của hai vân sáng ngoài cùng đo được là 2,1 mm. Nếu đặt toàn bộ dụng cụ trong nước, có chiết xuất n = thì khoảng cách d giữa hai vân nói trên sẽ là A. d = 1,575 μm. B. d = 1,27 mm. C. d = 1,575 mm. D. d = 1,27 μm.
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng trắng, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 cùng một phía vân trung tâm là 3 mm. Cho biết a = 1,5 mm, D = 3 m.Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:A. λ = 0,5.10-7m. B. λ = 0,5 µm. C. λ = 2.10-6 µm. D. λ = 0,2.10-6 m.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường?A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mọi ánh sáng đơn sắc là như nhau. B. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. C. Với bước sóng ánh sáng chiếu qua môi trường trong suốt càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn. D. Chiết suất của môi trường trong suốt khác nhau đối với một loại ánh sáng nhất định thì có giá trị như nhau.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe hẹp a = 0,2 mm, khoảng cách từ màn quan sát đến hai khe hẹp D = 1 m. Nếu đặt trước một trong hai nguồn sáng một bản mỏng bề dày e = 0,01 mm, chiết suất n = 1,5 có hai mặt phẳng song song nhau trước nguồn S1 thì độ dịch chuyển của hệ thống vân trên màn bằngA. 2,5 cm. B. 1,5 cm. C. 0,5 cm. D. 2 cm.
Một lăng kính bằng thuỷ tinh có chiết suất n = và tiết diện thẳng là tam giác cân ABC (AB = AC) đặt trong không khí với A là góc chiết quang. Một tia sáng đơn sắc đi từ không khí và nằm trong tiết diện thẳng chiếu vào mặt bên AB của lăng kính. Biết rằng: tia sáng qua lăng kính cho tia ló có góc lệch bằng một nửa góc chiết quang. Góc chiết quang có giá trị bằngA. A = 600. B. A = 660. C. A = 360. D. A = 630.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến