Đề 2:
A, MB
- giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn": Trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc, có biết bao câu tục ngữ đem đến những bài học quý báu và sâu sắc trong cuộc sống. Thật vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đã nêu lên được vai trò của sự trải nghiêm, học hỏi trong cuộc sống và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sự nghiệp của mình.
- khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt đối với những thế hệ trẻ ngày nay. Cuộc sống của chúng ta thực sự cần thật nhiều những trải nghiệm để từ đó tích lũy cho mình những bài học quý báu.
B, TB
1, giải thích câu tục ngữ.
- Đi một ngày đàng: hình ảnh ẩn dụ cho việc trải nghiệm và xông pha, mạo hiểm của mỗi con người trong đời sống hàng ngày,
- Học một sàng khôn: hình ảnh ẩn dụ cho việc chúng ta sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho chính bản thân mình.
Câu tục ngữ dùng hình ảnh ẩn dụ để khẳng định vai trò của việc trải nghiệm thật nhiều, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để có thể có thêm thật nhiều kinh nghiệm và bài học có ích trong cuộc sống và tương lai
2, Bình luận câu tục ngữ
- Theo em, đây là một câu tục ngữ vô cùng sâu sắc và đúng đắn trong thời đại ngày nay. Cuộc sống ngày càng hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nên con người buộc phải có những trải nghiệm bên cạnh việc học trong sách vở.
- Việc học thông qua trải nghiệm không chỉ giúp chúng ta khắc ghi được kiến thức mà còn giúp chúng ta cập nhật được với những điều mới mẻ, thực tế và bổ ích nhất.
- Việc học thông qua trải nghiệm, thông qua thực tế, thông qua những lần thử-sai của bản thân chính là nền tảng của vốn tri thức vững chắc và bền lâu.
- Nhờ những kinh nghiệm và bài học từ thực tế, con người sẽ khám phá ra được lý tưởng sống của mình, đam mê thực sự của mình và có những trải nghiệm sống, hay những bài học quý báu.
- Tuy nhiên, ta không thể nào phủ nhận vai trò của việc học qua sách vở. Bên cạnh việc học qua sách vở, việc học qua trải nghiệm thực tế sẽ giúp củng cố và mở mang đầu óc hơn rất nhiều. Ngoài ra, con người cần có tính kỷ luật và tự giáo dục cao thì mới có thể thành công. Như Bill Gates- ông trùm công nghệ và Steve Jobs- sáng lập Iphone, đều là những người ngừng việc học đại học giữa chừng nhưng nhờ tính tự giáo dục, kỷ luật cực cao, học thông qua trải nghiệm và muôn vàn thất bại thì mới có thể thành công được.
- Học sinh ngày nay cần học đi đôi với hành, kết hợp cả kiến thức sách vở và trải nghiệm cuộc sống.
C, KB: khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ:
Tóm lại, câu tục ngữ có giá trị vững bền đối với con người trong cuộc sống. Mỗi người cần xác định được thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học từ sách vở và học thông qua trải nghiệm để có được thật nhiều trải nghiệm quý báu cho thành công trong cuộc sống.
BÀI LÀM
Trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc, có biết bao câu tục ngữ đem đến những bài học quý báu và sâu sắc trong cuộc sống. Thật vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đã nêu lên được vai trò của sự trải nghiêm, học hỏi trong cuộc sống và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sự nghiệp của mình. Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt đối với những thế hệ trẻ ngày nay. Cuộc sống của chúng ta thực sự cần thật nhiều những trải nghiệm để từ đó tích lũy cho mình những bài học quý báu.
"Đi một ngày đàng" là hình ảnh ẩn dụ cho việc trải nghiệm và xông pha, mạo hiểm của mỗi con người trong đời sống hàng ngày. Còn "Học một sàng khôn" là hình ảnh ẩn dụ cho việc chúng ta sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho chính bản thân mình. Chính vì vậy, câu tục ngữ dùng hình ảnh ẩn dụ để khẳng định vai trò của việc trải nghiệm thật nhiều, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để có thể có thêm thật nhiều kinh nghiệm và bài học có ích trong cuộc sống và tương lai.
Theo em, đây là một câu tục ngữ vô cùng sâu sắc và đúng đắn trong thời đại ngày nay. Cuộc sống ngày càng hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nên con người buộc phải có những trải nghiệm bên cạnh việc học trong sách vở. Việc học thông qua trải nghiệm không chỉ giúp chúng ta khắc ghi được kiến thức mà còn giúp chúng ta cập nhật được với những điều mới mẻ, thực tế và bổ ích nhất. Việc học thông qua trải nghiệm, thông qua thực tế, thông qua những lần thử-sai của bản thân chính là nền tảng của vốn tri thức vững chắc và bền lâu. Nhờ những kinh nghiệm và bài học từ thực tế, con người sẽ khám phá ra được lý tưởng sống của mình, đam mê thực sự của mình và có những trải nghiệm sống, hay những bài học quý báu. Tuy nhiên, ta không thể nào phủ nhận vai trò của việc học qua sách vở. Bên cạnh việc học qua sách vở, việc học qua trải nghiệm thực tế sẽ giúp củng cố và mở mang đầu óc hơn rất nhiều. Ngoài ra, con người cần có tính kỷ luật và tự giáo dục cao thì mới có thể thành công. Như Bill Gates- ông trùm công nghệ và Steve Jobs- sáng lập Iphone, đều là những người ngừng việc học đại học giữa chừng nhưng nhờ tính tự giáo dục, kỷ luật cực cao, học thông qua trải nghiệm và muôn vàn thất bại thì mới có thể thành công được. Học sinh ngày nay cần học đi đôi với hành, kết hợp cả kiến thức sách vở và trải nghiệm cuộc sống.
Tóm lại, câu tục ngữ có giá trị vững bền đối với con người trong cuộc sống. Mỗi người cần xác định được thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học từ sách vở và học thông qua trải nghiệm để có được thật nhiều trải nghiệm quý báu cho thành công trong cuộc sống.
ĐỀ 1:
A, MB
- giới thiệu câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách": Trong kho tàng ca dao tục ngữ VN, câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" chính là một trong những câu tục ngữ có sức sống lâu bền nhất. Thật vậy, câu tục ngữ có giá trị khuyên răn, nhắc nhở con người chúng ta sống trong đời phải có tình yêu thương, đùm bọc với những số phận, cuộc đời kém may mắn hơn mình
- Khẳng định giá trị: Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn còn giữ nguyên giá trị. Bài học về truyền thống tương thân tương ai, giàu nhân nghĩa và đùm bọc lẫn nhau mà câu tục ngữ truyền đạt mãi mãi có sức sống đối với mọi nhân dân VN
B, TB
1, GIẢI THÍCH:
- Hình ảnh "lá rách" là tượng trưng cho những cuộc đời, số phận kém may mắn, bất hạnh hơn những người khác. Họ chính là những người gặp khó khăn về mặt kinh tế hoặc mặt nào đó trong đời sống hàng ngày
- Hình ảnh "lá lành" là hình ảnh của những con người có cuộc sống hạnh phúc hơn một chút, sung túc hơn một chút so với những số phận "lá rách"như ở trên
- "Đùm" là sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ. Tác giả dân gian đã lấy hình ảnh của những chiếc lá trên một cành cây để truyền tải thông điệp về sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều cố gắng giúp đỡ người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.
2, BÀN LUẬN:
- Trong cuộc sống,ta hoàn toàn có thể chứng kiến được hàng loạt những mảnh đời, cuộc đời kém may mắn và bất hạnh trong cuộc sống. Qua chương trình "Việc tử tế" phát sóng trên kênh VTV1 hàng ngày, ta hoàn toàn bị xúc động bởi những số phận khó khăn đến nghiệt ngã, làm cho những khán giả như chúng ta không thể nào không động lòng trắc ẩn được.
- Bài học về lá lành đùm lá rách chính là bài học đạo đức sâu sắc, thể hiện truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc VN, sống chết có nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn.
- Việc giúp đỡ người khác, san sẻ yêu thương có ý nghĩa vô cùng lớn đối với cả người cho và người nhận. Khi những người khó khăn kia nhận được sự giúp đỡ, họ sẽ cảm thấy biết ơn và trân trọng biết nhường nào. Dù chí giúp đỡ được một chút trong khả năng của mình, việc làm đùm bọc giúp đỡ người khác chính là đang góp phần vào sự tốt đẹp của xã hội từng ngày. Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn từng ngày, tất cả đều là nhờ vào hiệu ứng lòng tốt giống như domino vậy. Và một xã hội tràn ngập những sự sẻ chia và giúp đỡ sẽ luôn tốt đẹp và phát triển.
- Về phần những người đi giúp đỡ, chúng ta sẽ nhận lại được đó là sự biết ơn, đó là sự hạnh phúc từ tận trong trái tim, ta hiểu được rằng mình đang may mắn đến mức nào. Chẳng những thế, khi làm việc tốt, ta sống đúng với bản chất của chính mình, ta xây dựng cho mình một tâm hồn bình an, ta đóng góp vào sự tốt đẹp của xã hội và cũng là giúp cho chính mình.
- Đối với mỗi cá nhân, chúng ta hoàn toàn có thể giúp đỡ người khác bằng khả năng nhất định của mình. Đó không nhất thiết phải là những vật chất tài sản mà đó có thể là những thứ thiên về tinh thần và quan trọng nhất đó là sự giúp đỡ đó xuất phát thực tâm từ trái tim.
C, KB
Tóm lại, câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" có giá trị sức sống lâu bền đối với dân tộc VN. Mỗi người dân VN đều cần giữ cho mình sự tử tế, chân thành, tử tế và yêu thương đối với những người xung quanh.
BÀI LÀM
Trong kho tàng ca dao tục ngữ VN, câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" chính là một trong những câu tục ngữ có sức sống lâu bền nhất. Thật vậy, câu tục ngữ có giá trị khuyên răn, nhắc nhở con người chúng ta sống trong đời phải có tình yêu thương, đùm bọc với những số phận, cuộc đời kém may mắn hơn mình. Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn còn giữ nguyên giá trị. Bài học về truyền thống tương thân tương ai, giàu nhân nghĩa và đùm bọc lẫn nhau mà câu tục ngữ truyền đạt mãi mãi có sức sống đối với mọi nhân dân VN
Hình ảnh "lá rách" là tượng trưng cho những cuộc đời, số phận kém may mắn, bất hạnh hơn những người khác. Họ chính là những người gặp khó khăn về mặt kinh tế hoặc mặt nào đó trong đời sống hàng ngày. Hình ảnh "lá lành" là hình ảnh của những con người có cuộc sống hạnh phúc hơn một chút, sung túc hơn một chút so với những số phận "lá rách"như ở trên. "Đùm" là sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ. Tác giả dân gian đã lấy hình ảnh của những chiếc lá trên một cành cây để truyền tải thông điệp về sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều cố gắng giúp đỡ người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.
Trong cuộc sống,ta hoàn toàn có thể chứng kiến được hàng loạt những mảnh đời, cuộc đời kém may mắn và bất hạnh trong cuộc sống. Qua chương trình "Việc tử tế" phát sóng trên kênh VTV1 hàng ngày, ta hoàn toàn bị xúc động bởi những số phận khó khăn đến nghiệt ngã, làm cho những khán giả như chúng ta không thể nào không động lòng trắc ẩn được. Bài học về lá lành đùm lá rách chính là bài học đạo đức sâu sắc, thể hiện truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc VN, sống chết có nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn. Việc giúp đỡ người khác, san sẻ yêu thương có ý nghĩa vô cùng lớn đối với cả người cho và người nhận. Khi những người khó khăn kia nhận được sự giúp đỡ, họ sẽ cảm thấy biết ơn và trân trọng biết nhường nào. Dù chí giúp đỡ được một chút trong khả năng của mình, việc làm đùm bọc giúp đỡ người khác chính là đang góp phần vào sự tốt đẹp của xã hội từng ngày. Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn từng ngày, tất cả đều là nhờ vào hiệu ứng lòng tốt giống như domino vậy. Và một xã hội tràn ngập những sự sẻ chia và giúp đỡ sẽ luôn tốt đẹp và phát triển. Về phần những người đi giúp đỡ, chúng ta sẽ nhận lại được đó là sự biết ơn, đó là sự hạnh phúc từ tận trong trái tim, ta hiểu được rằng mình đang may mắn đến mức nào. Chẳng những thế, khi làm việc tốt, ta sống đúng với bản chất của chính mình, ta xây dựng cho mình một tâm hồn bình an, ta đóng góp vào sự tốt đẹp của xã hội và cũng là giúp cho chính mình. Đối với mỗi cá nhân, chúng ta hoàn toàn có thể giúp đỡ người khác bằng khả năng nhất định của mình. Đó không nhất thiết phải là những vật chất tài sản mà đó có thể là những thứ thiên về tinh thần và quan trọng nhất đó là sự giúp đỡ đó xuất phát thực tâm từ trái tim.
Tóm lại, câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" có giá trị sức sống lâu bền đối với dân tộc VN. Mỗi người dân VN đều cần giữ cho mình sự tử tế, chân thành, tử tế và yêu thương đối với những người xung quanh.