Đề ra : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Một mặt người bằng mười mặt của.”
Hướng dẫn lập dàn ý
- Mở bài:
Nêu vấn đề nghị luận : Giới thiệu và khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ
Con người là tài sản quý giá nhất. Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã khẳng định điều đó.
- Thân bài:
* Luận điểm phụ 1 : Giải thích câu nói:
- Nghĩa đen: Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Đặt một người so sánh với rất nhiều của cải
- Nghĩa bóng: Khẳng định : Của cải” là những vật chất có giá trị. Nhưng con người còn quý hơn của cải gấp nhiều lần. Như vậy, ta có thể hiểu “một mặt người bằng mười mặt của” muốn nói rằng tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế. Câu tục ngữ đề cao giá trị con người so với mọi thứ của cải;
- Nghĩa sâu xa : “. Ông cha ta đúc kết câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ cho mỗi chúng ta một bài học quý : Hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người.
* Luận điểm phụ 2 : Dùng lí lẽ để chứng minh :Tại sao người lại quí hơn của Câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào ?
- Người quí hơn của vì : Có người mới có của. Người làm ra của chứ của không làm ra người, người sống đống vàng. Con người làm chủ thế giới, taọ ra thê giới
- Câu tục ngữ có ý nghĩa : Khẳng định giá trị của con người và khuyên chúng ta hãy biết quý trọng và bảo vệ con người;
* Luận điểm phụ 3 Dùng dẫn chứng để chứng minh :
- Thật vậy, ứng dụng thực tế nhân dân ta đã làm đúng như câu tục ngữ đã khuyên đó là luôn yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người..
+ Trong lao động, sản xuất: Của cải quý giá nhưng của cải là do con người làm ra, không có con người không có của cải. Trong sản xuất chú trọng an toàn lao động, an toàn lao động là trên hết, luôn bảo vệ tính mạng của người lao động… Những con người hành nghề bác sĩ cứu giúp con người bằng lương tâm của mình. Họ không vì tiền bạc của cải, vậy qua tất cả những bằng chứng trên, ta có thể khẳng định thật rõ rang sinh mạng con người là báu vật còn tiền bạc, vật chất chỉ là tầm thường. Tiền bạc sẽ không bao giờ mua lại được một sinh mạng khi nó đã mất đi.
+ Trong quan hệ giữa người với người: Trên đời có những tình cảm chân thành, bền chặt, không phân biệt giàu nghèo. Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã có một tình bạn cao đẹp, vượt lên mọi nghi lễ vật chất tầm thường :
Bác đến chơi đây, ta với ta…
Ngược lại có những người chỉ coi trọng của cải, đã trở thành người cô độc, không người thân, bạn bè. Trong bất kì mối quan hệ nào, nếu coi trọng của cải, xây dựng mối quan đó hệ dựa vào đồng tiền thì mối quan hệ đó sẽ không lâu bền, tiền hết thì tình cảm cũng không còn chẳng mấy chốc mà tan vỡ. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết :
Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến.
Ang không mật mỡ, kiến bò chi
+Trong quan hệ gia đình : Ai cũng muốn có thêm con cháu.Phản ánh một hiện thực là người xưa ước muốn sinh nhiều con, mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…. Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
Có vàng vàng chẳng hay phô,
Có con nó nói trầm trồ mẹ nghe
- Thực tế, vẫn còn nhiều người coi của hơn người, đó là những trường hợp đáng phê phán. Ví dụ khi bị tai nạn, người ta chỉ lo chiếc xe bị hư hỏng không quan tâm đến con người đau đớn hay bị thương tật như thế nào
– Câu tục ngữ còn đúng trong trường hợp sau : An ủi, động viên những trường hợp không may, khi mất của thì nhân dân cho là “Của đi thay người”, “ Của tản tài, ngài bình an…
* Luận điểm phụ 4 : Bổ sung ý đánh giá, nâng cao
- Câu tục ngữ đã đi vào đời sống nhân dân bởi tính đúng đắn và giá trị nhân văn của nó.
III. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ và ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ
+ Nói về tư tưởng, đạo lí, triết lí sống của nhân dân : đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
+ Bài học nhân sinh : Hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn.