Có 4 lọ không màu mất nhãn NaCl, NaOH, Ba(OH)2, Na2SO4 chỉ dùng quỳ hãy nhận biết 4 chất trên.
Quỳ tím hóa xanh: NaOH, Ba(OH)2 (Nhóm A)
Quỳ tím không đổi màu: NaCl, Na2SO4 (Nhóm B)
Lần lượt cho các chất ở nhóm A vào các chất ở nhóm B, nếu thấy xuất hiện kết tủa thì chất lấy ở nhóm A là Ba(OH)2; chất lấy ở nhóm B là Na2SO4. Còn lại là NaOH và NaCl.
Ba(OH)2 + Na2SO4 —> 2NaOH + BaSO4
Cho 6,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam Ag. Xác định X.
Ở điều kiện tiêu chuẩn, chất hữu cơ X (gồm C, H, O và chứa vòng benzen) có khối lượng riêng là 6,071 gam/lít. Biết X phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa, nhưng không phản ứng với Na để tạo H2. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 9. B. 7. C. 10. D. 8.
Hòa tan 9,9 gam chất rắn X gồm Al, Al2O3, Al(OH)3 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được 3,584 lít hỗn hợp NO và NO2 (đktc) có tỉ khổi so với H2 là 18 (không còn sản phẩm khử nào khác) và dung dịch Y. Thêm 390ml NaOH 2M vào Y thu được 14,04 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là?
Cho 0,05 mol hợp chất hữu cơ X mạch hở có CTPT C5H4O5 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thì thu được dung dịch Y gồm 3 chất hữu cơ trong đó có 2 muối Natri với khối lượng 8,2g. Cho dung dịch Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag. Tính m
Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 10,4 B. 27,3 C. 54,6 D. 23,4
Hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun m gam X với H2SO4 đặc, thu được H2O và hỗn hợp các chất hữu cơ Y gồm hai ancol và ba ete. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 7,56 lít O2 (đktc), sinh ra 5,04 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ và hơi nước. Cho Z tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 16,2 gam Ag. Tên thay thế của ancol có khối lượng mol phân tử lớn hơn trong X là
A. butan-2-ol
B. propan-1-ol
C. butan-1-ol
D. propan-2-ol
Đun nóng 45,54 gam hỗn hợp E gồm hexapeptit X và tetrapeptit Y cần dùng 580 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được dung dịch chứa muối natri của glyxin và valin. Mặt khác đốt cháy cùng lượng E trên trong O2 vừa đủ thu đượchỗn hợp CO2, H2O và N2; trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 115,18 gam. Công thức phân tử của peptit X là
A. C17H30N6O7. B. C21H38N6O7.
C. C24H44O6O7. D. C18H32N6O7.
Hoà tan hoàn toàn 14,0 gam Fe trong 400ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch X chứa m gam muối và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối Fe(NO3)3 là
A. 48,4 B. 12,1 C. 36,3 D. 24,2
Cho 46,37 gam hỗn hợp H gồm Al, Zn, Fe3O4, CuO vào dung dịch chứa H2SO4 36,26% và HNO3 3,78%, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,11 mol hỗn hợp khí T gồm H2, NO và dung dịch X (không chứa ion Fe3+ và ion H+) chứa 109,93 gam các chất tan. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, thu được dung dịch Y chứa 130,65 gam các chất tan. Cô cạn Y và nung chất rắn thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 51,65 gam chất rắn mới. Nồng độ % của Al2(SO4)3 có trong X gần nhất với
A. 7% B. 10% C. 13% D. 16%
Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 116,89. B. 118,64. C. 116,31. D. 117,39.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến