Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là A.Fe2O3. B.CrO3. C.FeO. D.Fe2O3 và Cr2O3.
Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịchA.BaCl2B.NaOH. C. Ba(OH)2. D.AgNO3.
Hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại ? A.Không có chất nào. B.Axit HNO3 đặc nóngC. Dung dịch H2SO4 đặc nóng. D.Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3.
Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dd H2S dư thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là A. 2M. B.1,125M. C.0,5M. D. 1M.
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồmA.Cu, Al2O3, Mg. B.Cu, Al, MgO. C.Cu, Al, Mg. D. Cu, Al2O3, MgO.
Điện phân hoàn toàn 200ml dung dịch AgNO3 với 2 điên cực trơ thu được một dung dịch có pH= 2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catot làA.0,540 gam. B.0,108 gam. C. 0,216 gam. D.1,080 gam.
Chọn phát biểu đúng. A. Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát.B.Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật.C. Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc.D. Tất cả đều sai.
Chọn phát biểu đúng. A.Lực ma sát luôn ngăn cản chuyển độngcủa vật .B.Hệ số ma sát trượt lớn hơn hệ số ma sát nghỉ.C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc.D.Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
Chọn câu sai : A.Lực ma sát trượt chỉ xuất hiện khi có sự trượt tương đối giữa hai vật rắn.B.Hướng của lực ma sát trượt tiếp tuyến với mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động tương đối.C.Viên gạch nằm yên trên mặt phẳng nghiêng chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ.D.Lực ma sát lăn tỉ lệ với lực nén vuông góc với mặt tiếp xúc và hệ số ma sát lăn bằng hệ số ma sát trượt.
Chọn phát biểu đúng. A.Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc.B.Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.C.Khi một vật chịu tác dụng của lực F mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực.D.Vật nằm yên trên mặt sàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật cân bằng nhau.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến