Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Chỉ có 1 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là AgNO3 do:
Cu + 2Ag+ —> Cu2+ + Ag
Ag sinh ra bám vào Cu tạo cặp điện cực Cu-Ag tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li.
Khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp các oxit Fe2O3, CuO, Fe bằng khí CO thu được 15,2 gam chất rắn và khí CO2. Tìm thể tích khí CO2 (đktc).
Bản chất liên kết hóa học của NaH.
Nguyên tố Y có 4 loại đồng vị có các đặc điểm sau:
Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Y.
X, Y là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy 15,9 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 0,615 mol O2. Mặt khác, đun nóng 15,9 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau và hỗn hợp gồm a gam muối A và b gam muối B (MA > MB). Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,28 gam; đồng thời thu được 2,688 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Giá trị của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,4. B. 2,5. C. 2,6. D. 2,3.
Cho 5,6 gam CaO vào nước thu được 200ml dung dịch Ca(OH)2 sau đó sục 0,56 lít khí CO2 vào Ca(OH)2.
a, Viết phương trình phản ứng.
b, Tính nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2.
c, Tính khối lượng sản phẩm sau khi sục khí CO2.
Đốt cháy hoàn toàn 15,06 gam hỗn hợp X gồm C3H6(OH)2, C2H5OH, C6H12O6, HOOC-CH2-COOH cần vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc). Hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch giảm m gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:
A. 23,58. B. 19,04. C. 18,62. D. 26,60.
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C10H10O4, chỉ có 1 loại nhóm chức. Cho 1 mol X phản ứng vừa đủ với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp chất rắn khan Z. Cho Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2 axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT > 110 g/mol). Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 2 B. 3 C. 6 D. 9
Nung nóng 11,12 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe, Mg ngoài không khí, thu được 15,12 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan toàn bộ lượng X trên bằng dung dịch chứa 0,56 mol HCl, thu được dung dịch Y. Cho AgNO3 dư vào Y thu được 81,98 gam kết tủa và khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol ion Fe2+ có trong Y là
A. 0,05. B. 0,07. C. 0,06. D. 0,08
Cho sơ đồ chuyển hóa và các phát biểu dưới đây:
C3H6 + Br2 → A (+dd NaOH) → B (+O2, Cu) → D (+dd AgNO3/NH3) → E (+HCl) → F (+CH3OH, xt, nhiệt độ) → G (Đa chức).
(1) C3H6 có CTCT là CH2=CH-CH3
(2) C3H6 có CTCT là xiclopropan
(3) B là ancol hai chức
(4) D là hợp chất tạp chức
(5) F là hợp chất tạp chức
(6) G có CTCT là CH3OOC-CH2-COOCH3
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 tác dụng với HNO3 dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí NO và NO2. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào X thu được m gam kết tủa. Mặt khác nếu thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng ko đổi thu đc a gam chất rắn. Giá trị m và a là
A. 111,84 gam và 157,44 gam.
B. 111,84 gam và 167,44 gam.
C. 112,84 gam và 157,44 gam.
D. 112,84 gam và 167,44 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến