Trong số các chất khí sau: Cl2, HCl, SO2, H2S chất có độ tan trong nước cao nhất làA. Cl2. B. HCl. C. SO2. D. H2S.
Trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, một mol khí luôn chiếm thể tích như nhau. Có 1g của mỗi khí sau trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Khí chiếm thể tích lớn nhất là khí nào sau đâyA. Flo (F2) B. Etan (C2H6) C. Oxi (O2) D. Hiđro sunfua (H2S)
Để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng phương phápA. Phương pháp sunfat B. Phương pháp tổng hợp C. Clo hoá các hợp chất hữu cơ D. Phương pháp khác
Hòa tan m gam kim loại kiềm M vào nước thu được dung dịch X và 3,36 lit H2 (đktc). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl chứa lượng HCl gấp 2 lần lượng cần dùng để trung hòa X thì thu dược dung dịch Y. Y có chứa 33,3 gam chất tan. M làA. Li B. Na C. K D. Cs
Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc thu được dung dịch X chứa axit dư, 28,07 gam hai muối và V lit khí Cl2 (đktc). Lượng khí Cl2 sinh ra oxi hóa vừa đủ 7,5 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và kim loại M có tỉ lệ số mol Al : M = 1:2. Kim loại M làA. Mg B. Ca C. Fe D. Cu
Phản ứng nào không thể xảy raA. Fe + Cl2 FeCl3. B. Cl2 + 2KI 2KCl + I2. C. Fe + I2 FeI3. D. 2NaOH + Cl2 NaClO + NaCl + H2O.
Theo chiều từ F → Cl → Br →I. bán kính nguyên tửA. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. không có quy luật chung.
Không dùng một hoá chất nào khác hãy phân biệt: NaHCO3, NaCl, Na2CO3 và CaCl2. Các thao tác trình tự có thể làA. Lấy từng cặp mẫu thử đổ vào nhau sẽ phân biệt được 2 cặp. Lần lượt lấy 1 trong 2 chất của cặp có hiện tượng đổ lần lượt vào từng chất của cặp kia, đun nhẹ sẽ phân biệt được cả 4 chất. B. Lần lượt lấy 1 mẫu thử đổ vào 3 mẫu thử còn lại rồi đun nhẹ các mẫu thử được đổ sẽ có 1 trường hợp giúp ta phân biệt được cả 4 chất. C. Lấy 1 mẫu thử đổ vào vào 3 mẫu thử còn lại, 3 mẫu thử được đổ không có hiện tượng gì. Lấy 3 mẫu thử chưa phân biệt đổ vào nhau từng cặp một sẽ phân biệt được 3 chất này. D. Hai phương án "Lấy từng cặp mẫu thử đổ vào nhau sẽ phân biệt được 2 cặp. Lần lượt lấy 1 trong 2 chất của cặp có hiện tượng đổ lần lượt vào từng chất của cặp kia, đun nhẹ sẽ phân biệt được cả 4 chất" và phương án "Lần lượt lấy 1 mẫu thử đổ vào 3 mẫu thử còn lại rồi đun nhẹ các mẫu thử được đổ sẽ có 1 trường hợp giúp ta phân biệt được cả 4 chất" đúng.
Cho 3,36 lít oxi (đktc) phản ứng hoàn toàn với kim loại hoá trị III thu được 10,2 gam oxit. Công thức phân tử của oxit làA. Fe2O3 B. Al2O3 C. Cr2O3 D. Kết quả khác.
Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là cho hỗn hợp khí lội từ từ qua lượng dư dung dịchA. Pb(NO3)2. B. NaHS. C. AgNO3. D. NaOH.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến