Có CuSO4.5H2O, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và nêu cách pha chế 100ml dung dịch CuSO4 0,25M.
nCuSO4.5H2O = nCuSO4 = 0,025
—> mCuSO4.5H2O = 6,25
Cân 6,25 gam tinh thể CuSO4.5H2O hòa tan vào 80 ml H2O. Thêm H2O đến khi đủ 100 ml.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm axit axetic, axit oxalic, axit acrylic và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ V lít O2 (đktc) tạo ra 3,96 gam H2O. Mặt khác nếu cho 0,5 mol X vào dung dich Br2 dư thấy có 0,35 mol Br2 phản ứng. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 6,72. C. 3,36. D. 8,96.
Hỗn hợp M gồm CH3CH2OH, CH2=CHCH2OH, CH3COOH, CH2=CHCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 17,7 gam M thu được 16,8 lít (đktc) khí CO2 và 13,5 gam H2O. Mặt khác, cho 26,55 gam M trên tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH nồng độ x%. Giá trị của x là
A. 18 B. 24 C. 12 D. 8
Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 5A hiêu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau
Giá trị của t là
A. 1158 B. 1544 C. 1737 D. 2316
Hòa tan hết 6,96 gam hỗn hợp X gồm FeS, FeS2 và Fe bằng dung dịch chứa 1 mol HNO3, thu được V (lít) khí NO và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra 23,61 gam kết tủa. Mặc khác cũng lượng Y trên hòa tan hết tối đa m (gam) kim loại Cu thấy có khí NO thoát ra. Biết các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 4,704 và 18,24 B. 5,600 và 18,64
C. 4,704 và 18,64 D. 5,600 và 18,24
Hòa tan hoàn toàn 8,24 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,32 mol HCl được dung dịch Y. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch AgNO3 vào Y, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lỉt khí NO và 47 gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị cùa V là
A. 0,336 lit. B. 0,672 lít. C. 0,56 lit D. 0,448 lit.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl2. (2) Dẫn luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa CuO, nung nóng. (3) Cho Ba vào lượng dung dịch Fe2(SO4)3. (4) Nhiệt phân đến cùng Ba(HCO3)2. (5) Đun nóng nước cứng tạm thời. (6) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (2) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol KHCO3. (3) Cho hỗn hợp 2a mol Fe2O3 và a mol Cu vào dung dịch HCl loãng dư. (4) Cho a mol Fe vào dung dịch HNO3, thu được 0,8a mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. (5) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH (dùng dư). Số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Cho các nhận định sau: (1) Các amino axit đều có tính lưỡng tính. (2) Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quì tím. (3) Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường, dễ tan trong nước và có vị hơi ngọt. (4) Dung dịch của glyxin chỉ chứa ion lưỡng cực +H3N-CH2-COO-. (5) Các α-amino axit có trong thiên nhiên gọi là amino axit thiên nhiên. (6) Hầu hết các α-amino axit là cơ sở kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. (7) Muối mononatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn. (8) Một số amino axit được dùng để điều chế tơ nilon. Số nhận định đúng là
A. 8 B. 6 C. 5 D. 7
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm: C3H8, C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92 gam CO2 và 2,7 gam H2O. m có giá trị là:
A. 2,82 B. 2,67 C. 2,46 D. 2,31
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Tính giá trị của m?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến