- Có 3 loại văn nghị luận xã hội :
+ Nghị luận về tư tưởng đạo lý : bàn luận về những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử.
+ Nghị luận về hiện tượng đời sống, xã hội : bàn luận về những hiện tượng, những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống hàng ngày, mang tính cấp bách, gần gũi, có ảnh hưởng đến cuộc sống.
+ Nghị luận về một vấn đề đặt ra xã hội đặt ra trong văn bản : bàn luận về một vấn đề xã hội (một tư tưởng, đạo đức, lối sống hoặc một hiện tượng đời sống) được rút ra từ một câu/ một đoạn trích hoặc rút ra từ nội dung của một tác phẩm văn học nào đó.
- Cách viết đoạn văn :
a. Nghị luận về tư tưởng đạo lý :
Mở đoạn :
+ Giới thiệu luận điểm
+ Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu luận điểm đó.
Thân đoạn :
+ Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.
+ Bàn luận về vấn đề cần giải quyết. Phân tích và chứng minh những mặt đúng, đạo lí cần bàn luận.
+ Biểu hiện của vấn đề trong đời sống.
+ Tại sao chúng ta cần thực hiện đạo lý đó. Cần làm gì để thực hiện nó.
Kết đoạn :
+ Đánh giá / Phê phán vấn đề đó : Đúng / sai (Bonus : Mặt trên của vấn đề : người / vật cố chấp đi ngược lại . Dưới mặt của vấn đề : người / vật dễ buông tay .... )
+ Bài học : Nhận thức và Hành động.
VD : - Hãy viết đoạn văn về câu "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả thì lại ngọt ngào"
- Trong cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có nói : "Có tài mà không có đức thì vô dụng. Có đức mà có không tài thì làm việc gì cũng khó". Em hãy viết đoạn văn giải thích câu nói trên.
b. Hiện tượng đời sống, xã hội :
Mở đoạn :
+ Giới thiệu luận điểm
+ Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt vấn đề.
Thân đoạn :
+ Nêu thực trạng của vấn đề đó (có dẫn chứng, số liệu càng tốt).
+ Nguyên nhân của vấn đề (Khách quan / Chủ quan)
+ Hậu quả (hiện tượng xấu) / Kết quả (hiện tượng tốt) của vấn đề.
+ Đưa ra các giải pháp của vấn đề (Giải pháp trước mắt và Giải pháp lâu dài).
Kết bài :
+ Liên hệ bản thân, nêu lên việc làm cần thiết.
VD : - Em hãy viết đoạn văn nghị luận về tình trạng tăng giá khẩu trang mùa dịch Covid - 19
- Em hãy viết đoạn văn nghị luận về việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
c. Vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản :
Mở bài :
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận
+ Nêu phạm vi dẫn chứng
Thân bài :
+ Giải thích vấn đề nghị luận (thông qua hiện tượng nghệ thuật)
+ Tuỳ xem vấn đề nghị luận thuộc nhóm nào thì thực hiện thao tác nghị luận tương tự như ở kiểu bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như ở trên.
Kết bài :
+ Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học / văn bản nêu trên.
+ Lời nhắn gửi đến mọi người.
VD : - Từ hình ảnh đồng tiền trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), anh/chị hãy bàn về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.
-Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn Trương Ba : Ông Đế Thích ạ, ....... ông chẳng cần biết!
Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề : con người cần được sống là chính mình.
Chúc em học tốt!