Có ý kiến cho rằng "Trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, cái đói vừa là cơ hội vừa là thử thách. Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Đầu tiên, truyện đã tái hiện chân thực nạn đói khủng khiếp xảy ra vào năm 1945 của dân tộc VN. Hậu quả của nạn đói đã được nhà văn khắc họa phần nào trong truyện, qua hình ảnh của những người dân chết đói như ngả rạ và hình ảnh của những nhà có người chết vì đói. Chính vì vậy, cái đói nghèo trong truyện chính là thử thách đối với Tràng, đối với Thị, đối với bà cụ Tứ và bất cứ người dân nào. Thị vì đói nghèo mà chỉ biết ngồi ngẩn ngơ, chờ ai thuê làm việc thì làm; Tràng thì chỉ biết kéo xe bò thuê để nuôi mẹ già là bà cụ Tứ. Cái nghèo, cái đói xâm chiếm toàn bộ không gian của câu chuyện. Căn nhà của Tràng và mẹ chỉ có đúng 1 chiếc chõng tre để ăn cơm và ngồi. Căn nhà tuềnh toàng, vô cùng nghèo khó và thiếu thốn. Khi Thị trở thành vợ của Tràng, bữa cơm của họ cũng chỉ có nồi cháo cám, là hình ảnh chân thực nhất phơi bày sự tàn khốc mà cái đói mang đến. Chính vì vậy, cái đói chính là thử thách, là nỗi khổ của những nhân vật trong truyện ngắn "Vợ nhặt". Ngược lại, cái đói nghèo cũng là thứ đem đến cơ hội cho những nhân vật trong truyện. Thật vậy, cơ duyên gặp gỡ giữa Thị và Tràng cũng chính là nhờ hoàn cảnh gặp gỡ của những con người trong hoàn cảnh nghèo đói (Thị đẩy xe bò cho Tràng để được ăn bánh đúc). Trong cái đói, cái nghèo ấy, bà cụ Tứ cũng thể hiện được phẩm chất của một người mẹ có tấm lòng bao dung rộng lớn đối với các con, là người có tầm nhìn xa trông rộng an ủi các con rằng "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời?". Và quan trọng nhất, cái nghèo đói ấy cũng chính là điều kiện để dẫn đến sự giác ngộ lý tưởng cách mạng của Tràng ở chi tiết kết thúc tác phẩm. Trong cái đói, cái nghèo, người đọc có thể thấy được 1 sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người nông dân trong kháng chiến. Tóm lại, cái đói cái nghèo chính là thử thách đối với những nhân vật trong truyện và cũng là cơ hội để những nhân vật trong truyện thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của mình.