Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 17. Giá trị của m làA. 31,29. B. 30,93. C. 30,57. D. 30,21.
Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng CO2, H2O là 36,3 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y cần số mol O2 làA. 1,875. B. 1,8. C. 2,8. D. 3,375.
Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no bậc một Y và Z. Y chứa 2 nhóm axit, một nhóm amino; Z chứa một nhóm axit, một nhóm amino. = 1,96. Đốt cháy 1 (mol) Y hoặc 1 (mol) Z thì số mol CO2 thu được nhỏ hơn 6. Công thức cấu tạo của hai amino axit làA. và H2NCH2COOH. B. và H2N(CH2)2COOH. C. và H2NCH2COOH. D. và H2N(CH2)2COOH.
Thủy phân hoàn toàn 42,96 gam hỗn hợp gồm hai tetrapeptit trong môi trường axit thu được 49,44 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit no, mạch hở (chỉ chứa 1 nhóm cacboxyl –COOH và 1 nhóm amino –NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m làA. 66,96. B. 62,58. C. 60,48. D. 76,16.
Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).Tỉ lệ V1: V2 làA. 2 : 1 B. 1 : 2 C. 3 : 5 D. 5 : 3
Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam một kim loại M hóa trị II bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Điều khẳng định sau đây là đúng?A. M là Fe; khối lượng muối khan là 9,15 gam. B. M là Si; khối lượng muối khan là 9,15 gam. C. M là Fe; khối lượng muối khan là 12,7 gam. D. M là Si; khối lượng muối khan là 12,7 gam.
Cho 3 hợp chất hữu cơ X, Y, Z đều chứa các nguyên tố C, H, N. Thành phần phần trăm khối lượng của N trong phân tử X là 45,16%, trong Y là 23,73%, trong Z là 15,05%. Biết cả X, Y, Z khi tác dụng với axit clohiđric đều cho muối amoni có dạng công thức R-NH3Cl. Công thức của X, Y (mạch thẳng), Z lần lượt làA. CH3-NH2, C2H5-NH2, C6H5-NH2. B. C2H5-NH2, CH3-CH2-CH2-NH2, C6H5-NH2. C. CH3-NH2, CH3-CH2-CH2-NH2, C6H5-NH2. D. CH3-NH2, CH3-CH2-CH2-NH2, C6H5-CH2-NH2.
Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x làA. 1,3M. B. 1,25M. C. 1,36M. D. 1,5M.
Số amin bậc hai là đồng phân cấu tạo của C4H11N làA. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Phân tử khối của amino axit X nằm trong khoảng 130 < MX < 140. 1 mol X phản ứng được với 2 mol NaOH nhưng chỉ phản ứng được với 1 mol HCl. X có thể làA. HOOCCH2CH(NH2)COOH. B. HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH. C. H2N(CH2)4CH(NH2)COOH. D. H2NCH2CH(NH2)COOH.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến