Crackinh hoàn toàn x mol một ankan X thu được 4x mol hỗn hợp Y gồm các hidrocacbon. Biết tỷ khối của Y so với H2 là 12,5. Phần trăm theo khối lượng của hidrocacbon có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là
A. 56%. B. 16%. C. 28%. D. 44%
Tự chọn x = 1
—> mX = mY = 4.2.12,5 = 100
—> MX = 100 —> X là C7H16
Số mol tăng gấp 4 nên quá trình cracking là:
C7H16 —> CH4 + 3C2H4
1……………….1………..3
—> %CH4 = 16/100 = 16%
Hoà tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Na, K, BaO và Al2O3 vào nước được dung dịch X và 4,48 lít H2. Cho X tác dụng với dung dịch chứa đồng thời 0,2 mol H2SO4 và 0,5 mol HCl được dung dịch Y chứa 41,65 gam hỗn hợp chất tan và 38,9 gam kết tủa Z. Trong hỗn hợp ban đầu, chất nào có số mol lớn nhất?
A. K. B. BaO. C. Na. D. Al2O3.
X là este no, đa chức, mạch hở; Y là este ba chức, mạch hở (được tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 0,12 mol E cần dùng 570 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được hỗn hợp T chứa 3 muối (T1, T2, T3) và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Biết MT1 < MT2 < MT3 và T3 nhiều hơn T1 là 2 nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của T3 trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 25%. B. 30%. C. 20%. D. 29%.
Đốt cháy hết 4,96 gam đơn chất X (là chất rắn màu đỏ) trong clo thu được 29,1 gam hỗn hợp Y gồm 2 chất rắn. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y vào nước thu được dung dịch Z (chứa ba chất tan). Lấy 1/2 lượng dung dịch Z đem tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m?
Tiến hành các thí nghiệm sau (a) Ngâm lá Cu trong dung dịch AgNO3. (b) Ngâm lá Zn trong dung dịch HCl loãng. (c) Ngâm lá Al trong dung dịch HCl. (d) Ngâm hợp kim Fe-Cu trong dung dịch HCl. (e) Để một vật bằng gang (hợp kim Fe-C) ngoài không khí ẩm. (g) Ngâm lá Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
M và R là các nguyên tố thuộc nhóm A, có thể tạo với hidro các hợp chất MH và RH. Gọi X và Y lần lượt là hidroxit ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm 35,323% khối lượng. Để trung hòa 50g dung dịch X có nồng độ 16,8% cần dùng 150ml dung dịch Y nồng độ 1M. Xác định ngtố M và R
X và Y là hai axit cacboxylic đơn chức (trong đó có một axit có một liên kết đôi C=C, MX < MY), Z là este đơn chức, T là este 2 chức (các chất đều mạch hở, phân tử không có nhóm chức nào khác, không có khả năng tráng bạc). Cho 38,5 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp 2 muối và 13,9 gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp muối cần vừa đủ 27,776 lít O2 thu được Na2CO3 và 56,91 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm theo khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41. B. 66. C. 26. D. 61.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,11 mol Al và 0,15 mol Cu vào dung dịch HNO3 thì thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí (trong đó có 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí) và dung dịch Z chứa 2 muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 0,70. B. 0,77. C. 0,76. D. 0,63.
Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch X chứa Ba(AlO2)2 và BaCl2. Khối lượng kết tủa tạo ra (m gam) phụ thuộc vào số mol axit (n mol) như đồ thị.
Giá trị của x là
A. 42,75. B. 37,55. C. 40,15. D. 19,45.
Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm FeSO4, Mg(NO3)2, Mg và FeCO3 trong dung dịch hỗn hợp NaNO3 aM, KHSO4 2aM, H2SO4 17aM. Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 50,3 gam so với dung dịch ban đầu và thấy thoát ra 10,08 lít hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO và H2 (tỉ lệ mol 4 : 4 : 1). Cô cạn dung dịch Y thu được 137,95 gam hỗn hợp các muối sunfat trung hòa. Cho Ba(OH)2 dư vào Y (không có không khí) thì thu được 308,15 gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17% B. 18% C. 19% D. 20%
Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ thấy thể tích khí thoát ra ở cả 2 điện cực (V lít) và thời gian điện phân (t giây) phụ thuộc nhau như trên đồ thị.
Nếu điện phân dung dịch trong thời gian 2,5a giây rồi cho dung dịch sau điện phân tác dụng với lượng Fe dư (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) thì lượng Fe tối đa đã phản ứng là
A. 7,0. B. 4,2. C. 6,3. D. 9,1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến