(4,0 điểm)
Cùng yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời nhưng nếu ở bà cụ Tứ (“Vợ nhặt” – Kim Lân) là sự vị tha, bao dung, lạc quan thì ở người đàn bà hàng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu) là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục.
Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

(3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Nhiều người An Nam thích bặp bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê (Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là học đã được đào tạo theo kiểu Tây phương”.
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr116)
Câu 1: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 3: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 4: Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì? Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay? (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Xin chắp tay nguyện cầu cho người dân Nepal…
Mặt đất lặng im
Mặt đất đang bình yên chim hót
Những gương mặt người
Nhập nhoạng những buồn vui
Rồi bỗng nhiên
Mặt đất cựa mình
Mặt đất rùng lên trong đau đớn
Nứt
Gãy
Vỡ
Răng rắc
Rào rào
Ầm ầm những trận cuồng phong
Ầm ầm núi tuyết chảy tan
Nháo nhào những tiếng kêu than
Quáng quàng những bàn tay víu
Nát vụn rồi những ngôi nhà
Tan hoang rồi những đền đài
Đất mang bao phận người
Nằm xuống mà khôn nguôi sợ hãi
Có em bé nào trên đường đi học
Cặp sách trên vai và mơ ước trong tim
Sáng nay còn líu lo như bầy chim
Về những sợi nắng không bao giờ biết khóc
Có bà mẹ nào chở buồn vui trong tóc
Dọc đường mưu sinh dằng dặc khổ đau
Vẫn không quên giấu nước mắt tuôn mau
Mơ về ngày mai cuộc đời toàn tiếng hát
(Đỗ Nhật Nam-theo Dân trí ngày 01/05/2015)
Câu 5: Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6: Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong đoạn thơ. (0,25 điểm)
Câu 7: Những câu thơ trước có tương quan như thế nào với câu cuối đoạn “Mơ về ngày mai cuộc đời toàn tiếng hát”? Ý nghĩa? (0,5 điểm)
Câu 8: Đoạn thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của một cậu bé mói 14 tuổi. Đó là tình cảm gì? Viết 5-7 dòng thể hiện những suy nghĩ của anh/chị trước tình cảm của cậu bé. (0,5 điểm)
A.
B.
C.
D.

(3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
Hãy gập máy tính, tắt điện thoại để nói và cười
Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.
F.A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.
Bởi vì rất dễ hiểu, tự thỏa hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thỏa hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình, nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường ảo Internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay lễ tết.
Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube,… chúng ta đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F.A.(…)
Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook, hai người hẹn nhau đi ăn tối, mỗi người dán mắt vào một một cái smartphone, bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư một cái smartphone. Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế.(…). Không những vậy, giờ đây mọi người không cần tìm hiểu, tán tỉnh trực tiếp nhau nữa, tất cả đã có Facebook hay các trang mạng xã hội khác. Và khi cần tỏ tình, hãy để Facebook giúp bạn!(…)
Khái niệm F.A đã dịch chuyển từ những người cô đơn, sang cả những người có đôi có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của mình, thì thực ra cũng chả khác gì F.A.
Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc máy tính bảng, thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: một thế hệ F.A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội chứng F.A của cha mẹ chúng.
Vì vậy, các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F.A của mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A.
(Theo ICTnews/ Techinasia)
Câu 1.Văn bản trên được viết theo cấu trúc nào? (0,25điểm)
A. Diễn dịch C. Song hành B. Quy nạp D. Tổng- phân- hợp
Câu 2. Trong văn bản trên, F.A là khái niệm dùng để chỉ những người nào? (0,5điểm)
Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của người viết “gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A” không? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5- 7 dòng) (0,5điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường…
(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)
Câu 4. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,5 điểm)
Câu 5. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ: (0,5 điểm)
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Câu 6. Qua đoạn thơ trên, anh (chị) hiểu gì về tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm).
Câu 7. Cùng nhắc đến tiếng Việt có nhà nghiên cứu viết: “... Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa bạch hứng vong hồn bao thế hệ đã qua...”.
Hãy cho biết những câu văn trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? “Họ” trong cách diễn đạt của tác giả là đối tượng nào? (0, 5 điểm).
A.
B.
C.
D.

(3.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Báo điện tử Dân trí ra ngày 21/8/2014 đưa tin:
Sáng ngày 21/8, cây cầu mang tên “Khuyến học và Dân trí” bắc qua thượng nguồn sông Gianh tại xã Trọng Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình chính thức khánh thành trong niềm vui khôn tả của bà con nhân dân hai bản Ông Tú và bản Hưng.
Phát biểu tại Lễ khánh thành cầu “Khuyến học và Dân trí” tại bản Ông Tú, nhà báo Phạm Huy Hoàn, Tổng biên tập báo điện tử Dân trí, Giám đốc quỹ khuyến học Việt Nam bày tỏ lời cảm ơn chân thành về sự hiện diện của các vị đại biểu và các em học sinh tại buổi lễ.
Tổng biên tập bảo điện tử Dân trí, Phạm Huy Hoàn nhấn mạnh, tại nơi đây, từ nhiều năm qua chúng ta đã chứng kiến cảnh các cháu học sinh phải bơi qua sông tới trường, rất nguy hiểm đến tỉnh mạng. Qua cuộc vận động trên báo, bạn đọc báo Dân trí đã đóng góp được số tiền hơn 1,3 ti đồng. Đây là nguồn đóng góp tự nguyên của đông đảo bạn đọc báo Dân trí, trong đó có cả nguồn tiết kiệm của rất nhiều học sinh đồng lứa với các cháu có mặt trong buổi lễ hôm nay. Số tiền trên đã được chuyển giao tới Hội Khuyến học tỉnh Quảng Bình và ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa để bổ sung vào nguồn vốn thực hiện Nghị quyết 30a cùa Chính phủ trong ngân sách của huyện Minh Hóa cho dự án xây cầu và làm đường lên từ hai bờ sồng tại bản Ông Tú và bản Hưng.
Tổng biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn cũng cho biết, đây là cây cầu thứ 7 có sự đóng góp của bạn đọc báo điện tử Dân trí, được chính quyển địa phương đồng thuận cho mang tên “Khuyến học và Dân trí”. Trước đó, đã có 6 cây cầu “Khuyển học và Dân trí” được xây dựng, hoàn thành và đưa vào sừ dụng tại các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Quảng Nam, Cần Thơ và Thanh Hóa.
(Dẫn theo cầu “Khuyến học và Dân trí” thứ 7 được khánh thành tại Quảng Bình, http://www.dantri.com.vn)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 điểm)
Câu 2: Văn bản trên nói về sự kiện gì? Sự kiện ấy đã được những người trong cuộc đón nhận ra sao? (0.5 điểm)
Câu 3: Tại sao cây cầu lại được mang tên là “Khuyến học và Dân trí”? (0.25 điểm)
Câu 4: Từ sự kiện được nêu trong văn bản, anh (chị) hãy suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng của tất cả chúng ta (trả lời trong khoảng 10-12 dòng) (0.5 điếm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cảnh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.
Biến ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên…
1981. (Trích Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên”? (0,25 điểm)
Câu 7. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ? Trả lời trong khoàng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
A.
B.
C.
D.