1. MỞ BÀI:
- Giới thiệu chung về tục ngữ.
`->` Từ đó, giới thiệu và nêu cảm xúc chung về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. THÂN BÀI:
*Luận điểm 1: Phân tích nghệ thuật, giải thích nội dung câu tục ngữ:
- Luận cứ 1: (về nghệ thuật câu tục ngữ)
+ Ngắn gọn, hàm súc: gồm 6 tiếng mà chứa đựng bao ý nghĩa sâu sắc.
+ Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ : ăn quả - hưởng thành quả ; kẻ trồng cây - người tạo nên thành quả.
- Luận cứ 2: (về nội dung ý nghĩa câu tục ngữ)
+ Có 2 lớp nghĩa:
Nghĩa đen: ăn quả ngon ngọt `->` phải nhớ đến công trồng và chăm sóc cây để có quả ngon, ngọt.
Nghĩa bóng: hưởng thành quả `->` nhớ ơn người đã có công làm nên những thành quả ấy.
+ Ý nghĩa, bài học: biết ơn, trân trọng những người tạo nên thành quả để ta hưởng thụ.
*Luận điểm 2: Chứng minh câu tục ngữ:
+ Con cái trưởng thành là nhờ công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ...
+ Học trò thành danh là nhờ công ơn thầy cô...
+ Được hưởng cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc là nhờ công ơn các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương bảo vệ độc lập dân tộc....
+ Hằng năm, nhân dân ta vẫn luôn tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn của những người đi trước, tiêu biểu là tưởng nhớ công khai sinh lập quốc của các vị vua Hùng...
+ 1 số câu danh ngôn hay về lòng biết ơn.
*Luận điểm 3: Phản biện và lật trở vấn đề:
- Phê phán, lên án những kẻ vong ân bội nghĩa, lấy oán trả ân, ăn cháo đá bát.
3. KẾT BÀI:
- Khẳng định lại ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí tốt đẹp được thể hiện thông qua câu tục ngữ và khẳng định sức sống lâu bền của nó.