Dẫn 0,4 mol khí CO qua m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 9,4. Giá trị m là
A. 16,0. B. 20,0. C. 12,0. D. 15,0.
Hỗn hợp khí gồm CO2 (a) và CO dư (b)
nCO ban đầu = a + b = 0,4
m hỗn hợp = 44a + 28b = 0,4.9,4.4
—> a = 0,24; b = 0,16
—> nFe2O3 = a/3 = 0,08
—> nMgO = 0,08
—> m = 16 gam
ad cho em hỏi, nếu kq như ad thì nO = 0,08.3 + 0,08 = 0,32 > 0,24 chứ ạ??
Cho các phát biểu sau: (a) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (α, β). (b) Xenlulozơ trinitrat và poliacrilonitrin có cùng thành phần nguyên tố. (c) Axit aminoaxetic và axit α-aminopropionic thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. (d) Hầu hết amino axit thiên nhiên là các α-amino axit. (e) Dung dịch muối mononatri glutamat không làm đổi màu quì tím. (g) Poli(vinyl clorua) là vật liệu polime có tính dẻo. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Thực hiện sơ đồ phản ứng (đúng với tỉ lệ mol các chất) sau: (1) X + NaOH → Y + Z. (2) Y + [Ag(NH3)]OH → T. (3) Y + H2 → P. (4) T + NaOH → Z. (5) P → Q + H2O. (6) Q → polietilen. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X có tên gọi là vinyl propionat.
B. Để làm no hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2 (xúc tác Ni, t°).
C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Z, thu được Na2CO3; 1,5 mol CO2 và 1,5 mol H2O.
D. Y là hợp chất đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6176 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,14 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 4,8 gam Fe2O3. Giá trị m là
A. 25,48. B. 22,71. C. 28,25. D. 27,51.
Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đều đơn chức và một ancol no, hai chức (đều mạch hở). Dẫn 14,24 gam X qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 13,92 gam. Mặt khác, đun nóng 14,24 gam X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau (hiệu suất phản ứng este hóa đạt 100%), thu được một este Y duy nhất. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Y cho được phản ứng tráng gương.
B. Để làm no hoàn toàn 1 mol Y cần dùng 1 mol H2 (xúc tác Ni, t°).
C. Y có mạch cacbon không phân nhánh.
D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y, thu được 6 mol CO2 và 3 mol H2O.
Peptit X bị thủy phân theo phương trình phản ứng X + 3H2O → 3Y + Z (trong đó Y và Z là các amino axit). Thủy phân hoàn toàn 5,2 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 0,075 mol O2, thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.
Có một hỗn hợp khí A gồm một ankan (hiđrocacbon mạch hở, phân tử chỉ có các liên kết đơn), một anken (hiđrocacbon mạch hở, phân tử có 1 liên kết đôi) và hidro. Cho 560 ml hỗn hợp A đi qua ống sứ chứa bột niken đốt nóng thì chỉ còn lại 448 ml khí. Cho lượng khí này lội qua lượng dư dung dịch nước brom, thì chỉ còn 280 ml khí đi qua dung dịch, có tỉ khối hơi so với hidro bằng 17,8. Biết thể tích các chất khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng là hoàn toàn. Tìm công thức phân tử của các hidrocacbon.
Đốt cháy hoàn toàn 26,94 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở bằng O2 dư, hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 336,87 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 89,82 gam. Mặt khác cho 26,94 gam X tác dụng với 440ml dung dịch KOH 0,5M. Để trung hoà KOH dư cần V lít dung dịch H2SO4 0,2M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 1 anđehit và 24,3 gam chất rắn Z (trong đó có 2 muối của 2 axit hữu cơ đồng đẳng liền kề). Tìm công thức cấu tạo của 2 este
Hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X và Y (MX < MY), đều tạo bởi glyxin và alanin. Thủy phân hoàn toàn 0,22 mol T bằng lượng vừa đủ 200 mL dung dịch gồm NaOH 0,23M và KOH 0,26M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X hoặc a mol Y thì thu được CO2 có tỉ lệ mol tương ứng 5 : 6. Biết tổng số nguyên tử nitơ trong hai phân tử X và Y là 9, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 3. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Giá trị của m là 118,34.
B. Phân tử khối của Y là 331.
C. Phân tử X chứa một gốc alanin.
D. Trong T, số mol X nhỏ hơn số mol Y.
Một phản ứng hóa học xảy ra theo sơ đồ sau:
A+2B→ 3C
a) Tính nồng độ chưa biết ?
b) Tính tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng theo chất A trong khoảng thời gian đó.
Cho các dữ kiện thực nghiệm sau:
Nồng độ A B C
Lúc đầu 1,01 4,01 0
Sau 20 phút 1,00 ? ?
Cho các chất sau: Cu(OH)2, Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2. Trong các chất trên chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4, chất nào tác dụng được với khí CO2, chất nào bị phân hủy.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến