Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:
A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.
B. FeS, BaSO4, KOH.
C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS
D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là: Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO
Mg(HCO3)2 + HCl —> MgCl2 + CO2 + H2O
HCOONa + HCl —> NaCl + HCOOH
CuO + HCl —> CuCl2 + H2O
A sai ở KNO3, B sai ở BaSO4, C sai ở CuS.
Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.
D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2 , HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Có các thí nghiệm sau: (I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (II) Sục khí SO2 vào nước brom. (III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. (IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2. (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
A. II, III và VI. B. I, II và III C. I, IV và V. D. II, V và VI.
Nguyên tắc luyện thép từ gang là:
A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
Xét hai phản ứng sau: (1) Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl (2) 2KClO3 + I2 → 2KIO3 + Cl2 Kết luận nào sau đây đúng?
A. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất oxi hóa.
B. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa > I2, (2) chứng tỏ I2 có tính oxi hóa > Cl2.
C. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất khử.
D. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa > I2, (2) chứng tỏ I2 có tính khử > Cl2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến