Đề 1: Thuyết minh về một loài hoa.
BÀI LÀM:
Mỗi dịp xuân về, ngàn hoa lại khoe sắc. Trong muôn ngàn loài hoa rực rỡ sắc hương ấy có một loài hoa rất dỗi quen thuộc với người Việt Nam: hoa mai vàng.
Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc, dịu dàng, hoa tươi, rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang.
Từ lâu cây mai đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tương truyền rằng chúa Nguyễn Hoàng lúc di dân vào miền Nam lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ thương cành đào xứ Bắc nên mỗi độ xuân về lại dùng cành mai thay thế. Ba ngày xuân, ai cũng muốn có một cành mai đẹp trong nhá, vừa để tô điểm sắc xuân, vừa để cầu mong những điều tốt đẹp. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai trở thành hiện thân của mùa xuân phương Nam. mai, trúc, cúc, tùng là biểu tượng của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đong. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã viết: "Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen". Mai là biểu tượng của người quân tử, là bạn tâm giao của những người thanh lịch, tao nhã.
Mai là một cây quý của người Việt Nam. Hiểu biết về cây mai sẽ giúp chúng ta khám phá ra bao điều thú vị để từ đó càng thêm yêu quý, nâng niu trân trọng và biết cách làm tôn vinh giá trị của mai, góp phần làm cho ngàn hoa của xứ sở luôn rực rỡ sắc hương.
Đề 2: Thuyết minh về cách nấu một món ăn hoặc cách làm đồ chơi.
BÀI LÀM:
Cuối học kì I năm học lớp Bốn, tôi mới biết chơi diều. Thằng Lộc, thằng Tân, thằng Quỳnh... bạn học cùng lớp đã rủ tôi chơi diều và bày cho tôi cách làm diều.
Ba đứa bạn tôi, đứa nào cũng có hai con diều: một con diều sáo và một con diều bướm. Còn tôi mới tập tọng chơi diều nên chỉ có một con diều bướm mà thôi.
Con diều của tôi chỉ dài 40cm, rộng 15cm. Ở chính giữa thân diều thắt lại. Xương diều làm bằng tre, vót nhẵn, được chằng bằng sợi chỉ trắng. Hai cánh diều được dán bằng thứ giấy lụa màu rất mỏng và dai. Nếu gặp gió mạnh hay trời mưa cánh diều cũng không bị rã, bị rách nát. Chị gái tôi đã cho tôi mười nghìn đồng để mua một cuộn dây ni-lông. Thằng Lộc chuyên gia chế tạo diều đã bày tôi cách buộc, cách thắt dây lèo. Nó bày đi bày lại mãi mà tôi chẳng làm dược. Cả bọn cười và chê tôi là "con gà công nghiệp của họ Lê".
Diều của thằng Lộc rất to, hai cánh dài bằng sải tay, màu tím, có hai cái sáo bằng ngón chân cái, ngón tay cái. Con diều của bạn Tân, bạn Quỳnh chỉ có một sáo. Một con diều màu trắng, một con màu đỏ, rất xinh. Đứa nào cũng có một cuộn dây ni-lông dài hàng trăm mét. Trên bãi cỏ đầu làng, chiều chủ nhật nào chúng tôi cũng kéo nhau đến thả diều. Diều của các bạn tôi bay cao, chỉ nhìn thấy bằng lá bàng, bằng bàn tay, tiếng sáo kêu vi vu, véo von, có lúc rít lên giữa bầu trời. Còn con diều của tôi chỉ bay cao bằng ngọn đa, cứ chao đi chao lại như kẻ say rượu. Chúng tôi nằm ngửa trên bãi cỏ vừa ngắm diều bay vừa ngắm bầu trời xanh tháng mười. Tiếng sáo diều ngân vang, có lúc tôi cảm thấy hồn chúng tôi bay lên cùng cánh diều, bồng bềnh trôi theo những dải mây bông trắng nõn trên bầu trời thu, đi du ngoạn tới đỉnh núi Du, tới xứ thần tiên cổ tích.
BẠN THAM KHẢO NHA!