C1
Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú.
Tuy đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung:
Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
Phần lớn không có khả năng di chuyền.
Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
C2
Dựa vào cơ quan sinh sản ở cây để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- Thực vật có hoa : cơ quan sinh sản là hoa, quả , hạt.
- Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
C3
Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:
* Hệ thống giá đỡ gồm:
Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.
* Hệ thống phóng đại gồm:
– Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)
– Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).
* Hệ thống chiếu sáng gồm:
– Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
– Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
– Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.
* Hệ thống điều chỉnh:
– Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)
– Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp)
– Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống
– Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang
– Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng)
– Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải)
C4
Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật:
- Vách tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật): quy định và duy trì hình dạng tế bào.
- Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.
- Chất tế bào: dạng keo lỏng, bên trong chứa các bào quan (lục lạp, không bào, ribôxôm, …).
- Nhân: điều khiển hoạt động sống của tế bào.
C5
Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào),có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật.
C6
- Quá trình phân chia:
+ Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới.
- Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá lớn lên nhờ sự phân chia của các tế bào, các tế bào tăng dần làm cho kích thước cơ thể tăng lên.
C7
-Để phân biệt cây có rễ cọc và rễ chùm thì ta căn cứ vào hình dạng và cách sắp xếp của rễ con và rễ phụ :
+ Rễ cọc : có một rễ chính và nhiều rễ con mọc xung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm.
VD: cây bàng, cây ổi, cây phượng, cây bưởi ,cây cải, cây mít,...
+Rễ chùm : không có rễ chính, chỉ có nhiều rễ phụ mọc xung quanh gốc, thường có ở cây một lá mầm.
VD: cây hành, cây lúa ,cây dừa...
C8
Rễ gồm 4 miền : Miền trưởng thành,miền hút,miền sinh trưởng,miền chóp
- Miền trưởng thành : có chức năng dẫn truyền.
- Miền hút : có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng : có chức năng làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp : có chức năng che chở cho đầu rễ.
C9
Nhu cầu muối khoáng của cây:
-Các loại muối khoáng chủ yếu cần nhiều cho cây: muối đạm, muối kali, muối lân
-Nhu cầu muối khoáng tùy thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn, từng bộ phận của cây
-Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được lông hút hấp thụ, chuyển qua vở tới mạch gỗ.
- Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất
còn vd thì tui chịu, só rì
C10
-Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.
-Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
-Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
-Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
C11
Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá là:
Giống: Đều nằm trên chồi nách.
Khác:
Chồi lá: Mang các mầm lá, sẽ phát triển thành cành mang lá.
Chồi hoa: Mang các mầm hoa, sẽ phát triển thành hoa.
C12
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
C13
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
Bấm ngọn, tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
+ Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để cây chuyển sang giai đoạn trưởng thành (ra hoa, tạo quả) nhanh hơn và tạo thêm nhiều chồi nách. Từ đó giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, cây đậu, cà chua, bông, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Cây hoa khi bấm ngọn sẽ cho nhiều bông hơn.
+ Tỉa cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tỉa cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Ví dụ: Cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt hơn; cây đào, mai, quất, cam, chanh, bưởi… tỉa cành giúp cây tạo các dáng đẹp, tạo số lượng quả vừa phải, chất lượng quả tốt hơn,...
C14
– Thân cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
C15
-Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
-Chọn 1 cành cây trong vườn, bóc bỏ 1 khoanh vỏ. Sau 1 tháng quan sát thì thấy mép vỏ ở phía trên phình to(Khi bóc vỏ mạch rây đã bị bóc theo) nên tại chỗ đõ chất hữu cơ không được vận chuyển tiếp mà ứ đọng tại mép vỏ phía trên --> Phình to ra
C16
-Mạch gỗ (cũng gọi: xylem) là một loại mạch vận chuyển nước và ion khoáng ở cây trên cạn. Đây là mô dẫn truyền chất lỏng từ phía dưới (rễ) lên phía trên (thân và lá) của thực vật, tương tự như mạch máu ở động vật.
-Chuẩn bị : 2 cành hoa hồng trắng ( bắt buộc là hoa có màu trắng ) ; 2 lọ nước có kích thước như nhau ; màu nước có màu đỏ ( màu gì đậm cũng được ) .
- Làm như sau :
Đầu tiên ta cắm 2 cành hoa vào 2 lọ có mức nước vừa đủ như nhau . 1 bình ta giữ nguyên , bình còn lại ta pha thêm màu nước vào . Đợi sau khoảng 24 giờ , ta lấy 2 cành hoa và quan sát . Ta thấy cành hoa ở lọ không pha màu thì vẫn bình thường , còn cành hoa kia thì có hiện tượng các cánh hoa hơi bị đỏ đi . Quay xuống dđược cây vận chuyển nhờ mạch gỗ.
C17
Có 3 loại thân biến dạng:
- Thân củ: Thân củ nằm trên mặt đất hoặc thân củ nằm dưới mặt đất.
Vd: Củ khoai tây, su hào,...
- Thân rễ: Nằm trong đất và lá vảy không có màu xanh.
Vd: Củ dong ta, củ gừng,...
- Thân mọng nước: Thân chứa nhiều chất lỏng và thân có màu xanh.
Vd: Xương rồng, cành giao,...