Để khử 6,4 gam một oxit kim loại cần 2,688 lít khí H2 (đktc). Nếu lấy lượng kim loại đó tác dụng với dung dịch HCl dư thì giải phóng 1,792 lít khí H2 (đktc). Tìm tên kim loại?
nH2 = 0,12
Oxit + H2 —> Kim loại + H2O
Bảo toàn khối lượng: mOxit + mH2 = mKim loại + mH2O
—> m Kim loại = 4,48
Đặt kim loại là R, hóa trị x.
2R + 2xHCl —> 2RClx + xH2
0,16/x………………………..0,08
—> MR = 4,48x/0,16 = 28x
—> x = 2; R = 56: R là Fe
Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 2A, sau thời gian điện phân t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,45 gam. Cho 5,04 gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 4,08 gam chất rắn X và dung dịch Y chứa các chất tan có số mol bằng nhau, đồng thời có khí NO thoát ra. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của t là
A. 5970. B. 14475. C. 2895. D. 5790.
Dẫn luồng khí CO qua ống sứ chứa một oxit sắt, nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào nước vôi trong lấy dư, thu được 15,0 gam kết tủa. Phần rắn còn lại trong ống sứ cho vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thu được dung dịch X chứa 72,6 gam muối và 0,4 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Công thức của oxit sắt là
A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Fe2O3 hoặc Fe3O4.
X là axit hai chức, Y là ancol no, đơn chức, Z là este thuần chức tạo bởi X và Y (X, Y, Z đều mạch hở). Cho 0,22 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z tác dụng với dung dịch NaOH (dùng dư 25% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn T. Đốt cháy hết T thu được 15,9 gam Na2CO3 và 2,7 gam H2O. Mặt khác, đốt cháy 0,22 mol E cần vừa đủ 1,17 mol O2, thu được 15,84 gam H2O. Biết X hơn Y một nguyên tử cacbon. Khối lượng của Z có giá trị gần nhất với
A. 28%. B. 34%. C. 51%. D. 78%.
Cho các phát biểu sau: (a) Trong dung dịch, alanin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. (b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước. (c) Glucozơ và fructozơ đều phản ứng với dung dịch nước brôm. (d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t°), thu được tripanmitin. (e) Tristearin và protein có cùng thành phần nguyên tố. (g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α-glucozơ và β-fructozơ. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Cho 12,59 gam hỗn hợp E gồm Fe2O3, FeS2, Fe và Al (Al và Fe2O3 có số mol bằng nhau) tác dụng với dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối và hỗn hợp Y chỉ chứa hai khí NO, H2. Cô cạn dung dịch X thu được 22,53 gam muối khan Z. Mặt khác, dung dịch X tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1,65M, thu được kết tủa T. Nung T ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam một chất rắn duy nhất. Phần trăm khối lượng Fe2(SO4)3 trong Z có giá trị gần nhất với
A. 27%. B. 71%. C. 53%. D. 36%.
Đốt cháy một hỗn hợp gồm một ankan và một ankin thì thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Tính phần trăm thể tích mỗi chất hữu cơ trong hỗn hợp.
Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó tỉ lệ khối lượng của cacbon và oxi là 1,62. Đốt cháy hoàn toàn 28,3 gam E, thu được N2, CO2 và 18,18 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 28,3 gam E với dung dịch HCl dư, thu được 46,85 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Khối lượng của peptit có phân tử khối lớn nhất trong E có giá trị gần nhất với
A. 5. B. 23. C. 6. D. 14.
Một hỗn hợp CaC2 và Al4C3 cho vào nước thì thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 10. Xác định % về khối lượng các chất trong hỗn hợp
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến