Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HNO3.
Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch NaOH dư:
+ Không có kết tủa là NaCl
+ Có kết tủa trắng là MgCl2
+ Có kết tủa keo trắng sau tan là AlCl3
+ Có kết tủa nâu đỏ là FeCl3
Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, AgNO3 và dung dịch H2SO4 (đặc, nóng). Kết thúc phản ứng, số trường hợp tạo muối sắt (II) là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Thực hiện các phản ứng sau: (a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z (b) X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X?
A. AlCl3, Al2(SO4)3. B. Al(NO3)3, Al(OH)3.
C. Al(NO3)3, Al2(SO4)3. D. AlCl3, Al(NO3)3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). (b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng. (c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng. (d) Nhiệt phân muối KNO3. (e) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Hãy phân biệt các chất: NH4HCO3, (NH2)2CO, NH4HSO4, NH4NO3.
Bộ dụng cụ như hình bên mô tả phương pháp tách chất nào sau đây?
A. Phương pháp chiết.
B. Phương pháp chưng cất.
C. Phương pháp kết tinh.
D. Phương pháp sắc ký.
Nhiệt phân 13,687 gam hỗn hợp N gồm KMnO4, KClO3 và FeS trong bình kín không chứa không khí thu được hỗn hợp chất rắn X gồm 6 chất và 0,7168 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho X tan hoàn toàn trong 40 gam dung dịch HCl 41,245%, đun nóng. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Z và 2,576 lít khí Cl2 (đktc). Nồng độ % của KCl trong Z là:
A. 8,52% B. 13,63% C. 11,10% D. 11,48%
Trong các phương pháp điều chế dưới đây:
Số phương pháp được dùng trong công nghiệp là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Hòa tan hết 21,2 gam Na2CO3 trong dung dịch H2SO4 dư, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 5,6.
Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai monosaccarit X và Y. Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Các chất A và Z lần lượt là
A. tinh bột và glucozơ. B. saccarozơ và sobitol.
C. saccarozơ và glucozơ. D. glucozơ và axit gluconic.
Cho các chất: lysin, triolein, metylamin, Gly-Ala. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến